Dưới đây là 3 bí quyết nhỏ giúp sàn gỗ nhà bạn vẫn y như mới dù đã dùng nhiều năm.
1. Đi lại nhẹ nhàng
Khi di chuyển trong nhà bạn cần phải chú ý, nhất là tránh đi lại bằng giầy cao gót. Những đồ đạc như bàn ghế, bạn hãy lót thêm tấm đệm mút bên dưới, không những thuận tiện khi chuyển đồ mà còn không để lại vết xước ở trên sàn. Trước mỗi lối đi, bạn nên đặt một tấm thảm lau chân để hạn chế tối đa bụi bẩn vào trong nhà.
Bạn nên chú ý khi di chuyển trong nhà, nhất là tránh đi lại bằng giầy cao gót
2. Luôn giữ sàn nhà khô thoáng
Nhiệt độ tốt nhất cho sàn gỗ để tránh sàn bị phồng hay có vết nứt dao động từ 18- 28 độ C và 30 – 50 % độ ẩm. Bạn cũng không cần quá lo lắng khi sàn đổ mồ hôi do trời nồm. Bởi là sàn gỗ nên bạn cũng có thể dễ dàng hút ẩm cũng như lau chùi.
Nhiệt độ tốt nhất cho sàn gỗ để tránh sàn bị phồng hay có vết nứt
dao động từ 18- 28 độ C và 30 – 50 % độ ẩm
3. Xử lý vết bẩn trên sàn đúng cách
- Đối với vết mực: Bạn lấy 1 miếng chanh nhỏ vắt nước lên vết mực, sau đó dùng vải mềm lau nhẹ (có thể thay thế bằng giấm).
Có thể dùng nước chanh để lau vết mực trên sàn gỗ
- Đối với vết cáu chè: Bạn có thể rắc lên bàn một ít nước, rồi dùng giấy thiếc trong bao thuốc lá lau đi lau lại, sau đó lại dùng nước để rửa.
- Đối với vết ố: Hãy dùng thuốc đánh răng bột hoặc kem đánh răng để lau, nhưng cần chú ý lau nhẹ nhàng để giữ độ bóng của sàn nhà.
- Đối với vết cháy: Dùng một lớp vải sợi mịn cứng quấn vào đầu que tăm và lau nhẹ tay vào vết cháy, tiếp đó bôi lên lớp cháy một lớp nến mỏng.
- Đối với các vết xước: Sử dụng bút nến màu giống với mặt sơn của sàn gỗ bôi lên bề mặt sàn gỗ lấp đi màu gỗ bên dưới, rồi dùng thuốc đánh móng tay không màu quét lên một lớp màu.
- Đối với vết nến: Tuyệt đối không được dùng dao sắc hoặc móng tay để cạo, tốt nhất nên chờ đến ban ngày khi trời sáng rõ, bạn dùng một mảnh nhựa mỏng, 2 tay nắm chặt tỳ lên miếng gỗ nhựa (nilông) lau dầu từ ngoài hướng vào trong, cuối cùng dùng khăn mềm lau sạch.