Khu vực 1: Nhóm phục vụ cho bữa ăn Nhóm đồ này thường phục vụ cho mục đích giải trí như khăn ăn, tăm xỉa răng, khay… Tất cả những món đồ lỉnh kỉnh, nhiều chủng loại đều được sắp xếp gọn gàng trong giỏ. Khi có khách đến bạn chỉ cần kéo giỏ xuống là mọi thứ đã sẵn sàng để bắt đầu.
Khu vực 2: Khu vực bánh, đồ khô Đây là tập hợp các loại bánh, mứt, ô mai, đồ ăn vặt hay đồ khô khác. Các thành phần được giữ khô ráo và hiển thị rõ ràng thông qua các hộp chứa trong suốt (có thể là nhựa trong hoặc thủy tinh…). Các hộp đó được xếp đặt thấp để bạn dễ quan sát còn các thành phần khác thì trên một kệ gần đó.
Khu vực 3: Bữa ăn cho đêm cuối tuần Chuẩn bị bữa ăn tối sẵn sàng cho cuối tuần trong từng thùng lưới nhỏ. Mỗi thùng là một bữa ăn khác nhau. Sắp xếp các thành phần không phân hủy, bao gồm món ăn phụ vào thùng hoặc sọt. Đính kèm một nhãn hiệu và các công thức bên ngoài. Bây giờ thì thời gian chuẩn bị bữa ăn giảm đi một nửa, bạn sẽ có thêm thời gian thư giãn sau giờ làm việc và những giây phút nghỉ ngơi thực sự bên gia đình.
Khu vực 4: Thực phẩm nói chung Nhóm thức phẩm đồ hộp như rau, trái cây, súp… được sắp xếp thành hàng trên kệ. Kệ cầu thang là thiết bị lưu trữ giúp hiển thị dễ dàng và tiện dụng cho nhóm đồ này.
Khu vực 5: Không gian cho đồ ăn trưa Lưu trữ các thực phẩm ăn trưa, dụng cụ, khăn ăn và túi xách với nhau để bạn có thể đóng gói dễ dàng hơn khi cần thiết. Sự sắp xếp này cũng giúp cho việc chuẩn bị bữa ăn trưa cho ngày cuối tuần tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Khu vực 6: Bữa sáng nhanh gọn Lưu trữ các thực phẩm dành cho bữa ăn sáng ở một vị trí truy cập dễ dàng. Bánh mỳ phù hợp trong cách giỏ treo và một bàn xoay hai tầng phù hợp để khai thác tốt các không gian góc.
Khu vực 7: Công cụ và máy móc gia dụng Những đồ gia dụng cồng kềnh hoặc hiếm khi được sử dụng được gắn móc treo trên các bức tường hoặc mặt sau cánh cửa giúp tiết kiệm trực tiếp. Nếu không gian cho phép, bạn có thể thiết kế những ngăn nhỏ cho các thiết bị gia dụng.
(Theo PLXH)