Bên trong, công trình thể hiện sự nhẹ nhàng về không gian và sự thoáng đãng với một hệ thống kết cấu linh hoạt nhằm khuyến khích cho việc hình thành các buổi nhóm họp tự do, thoải mái, và đồng thời khuyến khích sự chia sẽ kiến thức với nhau. Một không gian năng động được làm nổi trội hơn bằng sự phức tạp cao và những đổi mới sáng tạo của thiết kế bên ngoài công trình.
Thiết kế mặt đứng độc nhất vô nhị của công trình được phát triển nhằm hình thành nên những tiêu chuẩn mới trong khuôn khổ phạm vi cho phép của các giải pháp có tính bền vững. Khối mặt đứng ba chiều này làm bằng những sợi thủy tinh và đá vôi, với công năng để che chắn cho công trình khỏi ánh nắng nóng mặt trời nhưng đồng thời vẫn giữ được góc nhìn cảnh quan ra phía bờ sông. Thông qua cách này, kiến trúc của công trình đã trở thành yếu tố lớn nhất trong việc góp phần tiết kiệm năng lượng cho công trình trụ sở văn phòng Horten Headquarters
Hình dáng giúp tiết kiệm năng lượng
Ngay từ khi khởi đầu, mục tiêu thiết kế đề ra là một công trình không chỉ đơn thuần đạt được đủ lượng năng lượng tiết kiệm cần phải có, mà còn phải hình thành ra những tiêu chuẩn chưa hề xuất hiện và tốt hơn hoàn toàn những quy định về môi trường trong tiêu chuẩn xây dựng công trình hiện hành của Đan Mạch.Nhằm bảo vệ cho công trình khỏi sức nóng về nhiệt quá cao, công việc cần thiết là phải thiết kế công trình cho nó hạn chế tiếp xúc với hướng nam và mở rộng về hướng bắc. Với thiết kế mặt đứng độc đáo, đóng vai trò như một màn che chống lại ánh nắng nóng mặt trời, vì thế cho phép công trình đạt được một nhiệt độ bên trong văn phòng dễ chịu cho người sử dụng. Ngoài ra, mặt đứng còn mang lại tầm nhìn ra bờ sông với mỗi khu vực văn phòng nhỏ đều có một không gian lấy sáng riêng.
Nói một cách khác đi, việc giúp công trình tiết kiệm được năng lượng là nhờ vào các giải pháp thiết kế kiến trúc. Chính kiến trúc đã góp phần lớn trong việc tiết kiệm năng lượng của công trình thông qua vị trí hướng công trình và thiết kế mặt đứng ba chiều có khả năng bảo vệ công trình.
Vật liệu mới
Cùng với thiết kế độc nhất vô nhị của nó, mặt đứng của công trình cũng còn thể hiện tính độc nhất trong cách sử dụng vật liệu. Để tạo sự thích hợp với các hình dáng hình học đặc biệt, công trình tuân theo lẽ thông thường là sử dụng các vật liệu và những phương pháp xây dựng mới, có tính đột phá cao.
Nếu một mặt đứng tương tự được xây bằng các phương pháp xây dựng thông thường (như khung thép), sẽ là công việc thử thách khi làm từng cấu kiện riêng biệt và vì thế sẽ rất khó để làm cho chúng đồng dạng với nhau. Tương phản với phương pháp trên, bằng cách xây dựng mặt đứng bằng sợi thủy tinh sẽ cho phép khả năng sản xuất hàng loạt với ít sai sót hơn so với các cấu kiện thông thường khác.
Thông qua nghiên cứu của nhóm kiến trúc sư 3XN, một vài thí dụ điển hình tương tự xuất hiện trong công việc đóng tàu và xây dựng cối xay gió, nhưng không có một dự án công trình nào có sử dụng các cấu kiện bằng sợi thủy tinh, theo lời của Bo Boje Lardsen, một trong các kiến trúc sư chính của 3XN.
Phương pháp sản xuất bằng cách sử dụng sợi thủy tinh đã được biết đến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cho phép mang lại tính chính xác cao cho công trình xây dựng và đồng thời học hỏi được kinh nghiệm đi trước nhằm áp dụng nó vào công việc thực tiễn thiết kế công trình. Tính đột phá cao như nói ban đầu chính là việc kết hợp sợi thuỷ tinh vào thiết kế công trình.
Những thành quả đạt được là một thiết kế mặt đứng đặc biệt bao gồm hai lớp sợi thủ tinh ghép, cùng với một lớp giữa cách nhiệt tốt bằng khí đặc biệt. Những cấu kiện này được sử dụng ở phía ngoài lớp mặt đứng vốn bằng đá vôi.
Nhằm đảm bảo chi phí đầu tư ban đầu, việc cần thiết là phải thiết kế mặt đứng làm sao cho nó có thể được lập lại càng nhiều càng tốt mà không ảnh hưởng đến hình thái bề ngoài độc nhất của công trình. Với việc thiết kế sàn theo hình zig-zag, nó cho phép một phương pháp gắn mặt đứng vào công trình một cách hiệu quả và cách thức thực hiện tương tự nhau. Ngoài ra, bằng việc tối ưu hóa phương pháp đổ khuôn, nó cho phép việc các hình dàng hình học phức tạp mà không làm thay đổi tầm nhìn kiến trúc mong muốn ban đầu của kiến trúc sư.
Trải qua hai năm nghiên cứu và phát triển, thành quả đạt được hôm nay đã chứng tỏ đấy không phải là thời gian khó khăn. Những công việc thử thách nhất lại là những công việc thú vị nhất. Thật sự ra, đấy chính là những thử thách góp phần nâng cao kinh nghiệm chuyên môn của một kiến trúc sư, theo lời của Olaf Kunert kiến trúc sư công ty kiến trúc 3XN, Đan Mạch thực hiện dự án trụ sở văn phòng Horten Headquarters.
(Theo Archi)