1. Đo không chính xác kích thước
Bạn có thể tiết kiệm tiền bạc và công sức với thao tác đo đạc đơn giản |
Việc bạn cần thực hiện trước khi lắp rèm là đo kích thước cửa sổ và quyết định lựa chọn rèm có chiều rộng, dài như thế nào. Thiết kế cẩn thận ngay từ bước đầu sẽ giúp bạn không cần phải trở lại cửa hàng khi thanh treo và rèm không thích hợp.
2. Rèm treo quá thấp
Cách treo rèm giúp nhà thoáng hơn |
Bạn nên treo rèm cao gần sát trần nhà để giúp cho căn nhà có cảm giác cao hơn, đặc biệt là trong những phòng nhỏ. Đừng chỉ vì tiết kiệm chút vải mà bạn cảm thấy không ưng ý ngay sau khi lắp rèm xong.
3. Rèm không đủ bề rộng
Kích thước chiếc rèm luôn rộng hơn từ 2-2,5 lần cửa sổ |
Bạn không nên nghĩ rèm cần mua có kích thước ngang đúng bằng với cửa sổ. Bởi vì, bạn vẫn cần rèm có độ rủ nhất định khi kéo kín lại. Kinh nghiệm của những người may rèm cho thấy, chiều ngang rèm bằng 2-2,5 lần chiều ngang của cửa sổ.
4. Không nên là ủi rèm trước khi treo
Trước khi treo rèm lên cửa sổ, giặt là rèm là điều nên làm |
Vì quá háo hức để cửa sổ được mới mẻ và tránh được nắng gắt nên bạn bỏ qua khâu giặt là. Song, chỉ một chút vội vã đó sẽ khiến cho khung cửa trở nên luộm thuộm và lộ sự cẩu thả của chủ nhà.
5. Lựa chọn thanh treo sai
Hiện có nhiều loại thanh treo với kích thước, hình dạng và khả năng chịu lực khác nhau |
Tùy thuộc vào độ nhẹ, nặng của vải mà cần có thanh treo thích hợp, đủ khả năng đỡ. Nhiều người thích dùng những loại vải dày dặn nên nếu thiết bị quá mảnh mai sẽ nhanh chóng bị hỏng. Bên cạnh đó, bạn cần chọn thanh treo có màu sắc, thiết kế phù hợp với rèm.
6. Dùng rèm phủ sàn với nhà có trẻ nhỏ và thú nuôi
Nhà có trẻ nhỏ nhưng dùng rèm quá dài sẽ nhanh hỏng |
Chiếc rèm phủ xuống mặt sàn mang đến phong cách sang trọng cho ngôi nhà. Song, bạn phải chắc chắn con nhỏ và các chú mèo, chó không quậy phá. Nếu không, rèm sẽ nhanh bẩn, rách, thậm chí bị kéo hỏng.