Cây cỏ xanh tươi sinh khí thịnh vượng, che chở cho địa mạch. Cây xanh có tác dụng làm đẹp, ngoài ra còn có thể hóa giải những bất lợi của ngôi nhà về mặt phong thủy. Một chậu cây cảnh xinh xinh đặt ở nơi ít di chuyển giống như tấm bình phong cản trở khí xấu cho ngôi nhà. Vì vậy, việc bố trí cây xanh rất đáng lưu ý.
Theo quan niệm, trồng cây xanh thích hợp sẽ làm tăng vượng khí cho gia đình. Chúng ta không thể tùy tiện trồng cây mà nên tuân theo quy luật tự nhiên (yếu tố phong thủy).
Trồng cây theo bản mệnh
Với 2 năm 1 bản mệnh, ta có thể xác định bản mệnh của từng người. Nó gắn liền với tính chất của vật chất trong tự nhiên. Mộc là cây cối, Hỏa là lửa, Thổ là chất đất, Kim là kim loại, và Thủy là nước. Căn cứ vào đó, và tính tương sinh tương khắc ngũ hành thì cây cối cũng được phân định dựa vào tính chất, hình dạng, màu sắc .
Cây mệnh Mộc thường có dạng thô, tán cây bằng phẳng, không sắc nhọn như cây mệnh Hỏa hay Kim, không uốn lượn như cây mệnh Thủy.
Cây mệnh Hỏa là những cây nhiều màu đỏ, như cây tía tô, cây trạng nguyên. Những cây có hoa, lá màu vàng là cây mệnh Thổ, màu trắng là Kim. Còn những cây có hình dáng uốn lượn, như cây liễu với hình dáng nhẹ nhàng, uyển chuyển là thuộc Thủy.
Bài trí hợp phong thủy
Đối với nhà vườn, hay nhà có khuôn viên rộng, điều lý tưởng là được trồng cây để tạo ra màu xanh cho không gian. Diện tích rộng gia chủ thường thích những loại cây gần gũi, mộc mạc và đậm chất thôn quê. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý đến phương hướng của chúng, để bố trí sao cho hợp tự nhiên :
Cây liễu nên trồng phương Đông.
Cây dương liễu nên trồng các phương : Bính, Ngọ, Đinh, Mùi.
Cây Tùng nên trồng ở phương : Sửu, Dần, Giáp, Mẹo.
Cây táo ở phương Nam.
Cây hoa đào ở phương Bắc.
Cây dâu ở phương Tây Nam.
Rừng lớn (nhiều cây) nên trồng ở phương : Thìn, Tốn, Tỵ.
Rừng trung bình nên ở phương : Tuất, Kiền, Hợi.
KTS. Vũ Quang
Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng ASPACE
(Theo Dothi)