Khi thiết kế căn phòng này, Marshall Watson sử dụng 2 chiếc ti vi LCD 37inch Aquos đặt hai bên lò sưởi để tạo ra cảm giác cân bằng.
Nhà thiết kế Carey Maloney sử dụng chiếc giá đỡ được dùng vào thế kỷ 19 ở Trung Quốc cho chiếc ti vi của cô ấy, chiếc ti vi màn hình phẳng của cô giống như một tác phẩm điêu khắc vậy. Cô thích sử dụng giá gỗ gam màu ấm và nhẵn bóng để giảm cảm giác “vuông thành sắc cạnh” của chiếc ti vi. Các thiết bị AV được ẩn trong một tủ nhỏ cạnh đó.
Nhà thiết kế Elissa Cullman đã đặt ti vi cạnh ghế sofa. Sự xếp đặt này khiến cô ấy vẫn có thể xem ti vi khi ngồi ở bàn hay nằm trên sofa.
Stephanie Wohlner đã đặt ti vi trên bệ lò sưởi vì đó chính là trung tâm của căn phòng. Sự sắp xếp gọn gàng xung quanh chiếc ti vi đã trở nên hài hòa với lò sưởi.
Trong không gian mở như thế này, nhà thiết kế Vincente Wolf quyết định đặt chiếc ti vi trên giá đỡ có bánh xe rất tiện lợi cho việc thay đổi vị trí.
Chủ căn phòng này có thể xem cùng lúc tới bốn kênh truyền hình. Nhà thiết kế Noel Jeffrey đặt ti vi trên tường tạo ra thiết kế hình học nghệ thuật phù hợp với các yếu tố khác trong phòng.
Cùng thực hiện thao tác với chương trình hướng dẫn nấu ăn trên truyền hình ngay tại căn bếp là một điều tuyệt vời đối với các bà nội trợ. Đặt một chiếc ti vi nhỏ dưới giá đỡ sẽ không làm “tốn thêm” bất kỳ diện tích nào của bạn.
Khi sống trong một không gian nhỏ, sử dụng tủ đựng ti vi là một cách đảm bảo tổ chức gọn gàng và chức năng của căn phòng. Nhà thiết kế Andrew Halliday và David Greer đã đặt ti vi trong một chiếc tủ gỗ sồi kiểu Pháp.
Ti vi sẽ mờ dần sau khi bị tắt đi. Nhà thiết kế Jeffery Povero không cố giấu chiếc ti vi nhưng cũng không chọn nó làm tiêu điểm chính trong phòng khách. Đặt lệch sang trái và điểm nhấn trọng tâm là lò sưởi và bức tranh nghệ thuật.
Thỉnh thoảng mới xem ti vi nên nhà thiết kế Steven Gambrel đã chọn cách “giấu” nó đi. Trong thư viện của mình, ông gắn ti vi lên tường và treo một bức tranh phía trước. Và khi nào cần xem ti vi thì chỉ cần nhẹ nhàng gỡ bức tranh xuống.
(Theo Đô thị)