Trong bài viết này, Vzone xin giới thiệu với bạn đọc 3 kỹ thuật trang trí cơ bản, có thể áp dụng với mọi bề mặt của đồ đạc (như: bàn, kệ, tủ, giá...). Nắm vững 3 kỹ thuật này, bạn hoàn toàn có thể tạo ra bất kỳ góc trang trí nào trong nhà theo ý muốn.
Trước khi đi vào chi tiết, bạn cần hiểu rõ các thành phần của một góc trang trí:
- Bề mặt trang trí (decoration surface): đó là nơi bạn đặt các đồ vật trang trí lên, có thể là mặt bàn, tủ, kệ, giá sách, đôn...
- Phông nền (background object): là vật treo tường nằm ngay bên trên mặt phẳng bày biện như bức tranh, gương trang trí..
- Vật trang trí (decoration items): lọ hoa, đèn bàn, chồng sách, nến, các đồ vật trang trí nhỏ khác...
Dưới đây là các nguyên tắc bố trí góc:
1. Nguyên tắc chữ V
Theo nguyên tắc này, các đồ vật được bày biện trên mặt phẳng trang trí theo hình dáng chữ V theo minh họa hình học sau:
Như vậy, góc chữ V được lấy từ 2/3 bên trái hoặc 2/3 bên phải của background. Độ cao của các đồ trang trí 2 bên tương ứng với độ mở của 2 cạnh góc. Hình chữ "V" ở đây là tên gọi mang tính tương đối, bạn có thể gọi đó là góc chữ "L nghiêng" cũng hoàn toàn được.
Theo nguyên tắc chữ V, bạn có thể tạo ra những góc trang trí như sau:
2. Nguyên tắc chữ A
Nguyên tắc chữ A có thể được coi là nguyên tắc "V ngược" bởi nó hoàn toàn ngược lại so với cách trang trí trên. Thông thường, đồ vật nhô cao nhất sẽ được đặt giữa bàn/kệ, tương ứng là giữa background (bức tranh, gương treo tường). Về 2 bên của vật này, người ta bày thêm các đồ vật khác thấp dần độ cao theo độ dốc của cạnh chữ A đi xuống.
Các ví dụ cho cách trang trí chữ A:
3. Nguyên tắc đối xứng
Nguyên tắc đối xứng nhấn mạnh vào tính đối xứng về hình dáng, độ cao của các vật trang trí. Khác hoàn toàn so với 2 nguyên tắc trên, cách trang trí này lại làm nổi bật lên vẻ đẹp của chính các vật làm background trên tường. Nó rất lý tưởng khi bạn muốn tạo một góc trang trí cho bức tranh giá trị mới mua.
(Theo Vzone)