Chẳng hạn như những tờ báo, tạp chí không thể được đặt trên nóc tủ lạnh, trên sàn nhà hay ngay ở cửa ra vào. Lọ bông tai không thể lại được yên vị trên tủ bếp. Mọi đồ vật cần phải được cố định vị trí để có thể phục vụ tốt nhất cho cuộc sống của bạn bởi tâm lý chung, khi bạn cần đến một cái gì đó thì ngay lập tức bạn sẽ định hình được là nó nằm ở đâu bạn sẽ thấy mọi thứ thật sự ngăn nắp. Ngược lại khi bạn phải lục tung cả phòng để tìm món đồ mà mình cần thì sự lộn xộn này lại sinh ra thêm những lộn xộn khác.
Nguyên tắc thứ hai: đó là nguyên tắc “chiếc kem”
Thoạt nghe thì nguyên tắc này có vẻ khá buồn cười nhưng hay thử hình dung rằng bạn mở cửa bước vào nhà trên tay là một túi kem, bạn sẽ làm gì? Để túi kem trên bàn ăn rồi đi làm những việc khác? Hay ngay lập tức cho kem vào tủ lạnh để chúng khỏi bị chảy? Đương nhiên cách thứ hai sẽ là cách làm đúng.
Điều đó nói lên rằng bạn nên biết mình cần phải làm gì và làm khi nào. Khi thấy những đồ đạc trong nhà không được đặt đúng vị trí, vứt bừa bãi thì bạn nên đưa chúng trở lại chỗ của chúng ngay chứ không nên bỏ qua để đến khi tất cả trở thành một mớ hỗn độn bạn mới bắt tay vào dọn dẹp.
Nguyên tắc thứ ba: Ý thức là của chung
Công việc của bạn sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì khi bạn luôn cố gắng để dọn dẹp nhưng các thành viên khác lại không đoái hoài đến những gì bạn đang cố gắng xây dựng.
Nêu cao ý thức giữ gìn không gian chung của tất cả các thành viên trong gia đình đó mới chính là cách mà bạn phải làm trước khi có ý định thiết lập sự ngăn nắp gọn gàng cho ngôi nhà thân yêu của mình.
Sự ngăn nắp gọn gàng của không gian sống không những chỉ mang đến cảm giác thoải mái cho chủ nhân mà nó còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bởi lẽ một không gian ngăn nắp thường đi đôi với sự sạch sẽ. Không những môi trường sống của bạn được đảm bảo mà không gian sống gọn gàng còn giúp bạn tránh được stress một cách khá hiệu quả.