1. Phớt lờ chỉ dẫn của nhà sản xuất
Thói quen xấu thường gặp đầu tiên của hầu hết các chị em đó là “phớt lờ” chỉ dẫn trên bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Các sản phẩm chất tẩy rửa sau khi mua về được bóc ra sử dụng theo thói quen cũ, không quan tâm đến chuyện đúng sai. Cách làm này khiến nhiều người nhận lại kết quả không mong muốn.
Làm sai hướng dẫn khiến việc làm sạch đồ dùng hoặc nơi nào đó trong nhà không hiệu quả, tốn thời gian, gây ra những bực mình không đáng có. Đôi khi còn có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, vì các chất tẩy rửa luôn chứa các thành phần hóa chất.
Do đó, trước khi lựa chọn hay sử dụng các chất tẩy rửa, chúng ta nên dành thời gian đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì để đảm bảo lợi ích của chính bản thân mình.
Đọc kỹ chỉ dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì, nhãn mác là việc làm cần thiết để chọn mua đúng sản phẩm cần thiết, đảm bảo an toàn sức khỏe và tiết kiệm tiền bạc.
2. Luôn tìm mua các sản phẩm tẩy rửa cực mạnh
Thực tế, công việc vệ sinh nhà cửa chỉ cần những cách làm nhẹ nhàng, sử dụng các chất tẩy rửa có độ pH trung tính. Nó không chỉ an toàn hơn cho bạn và gia đình mà chúng cũng tốt cho đồ đạc trong nhà của bạn.
Khi bạn gặp phải những vết bẩn “cực-kỳ-cứng-đầu”, đừng quá nóng vội “đánh bay” chúng ngay lần đầu tiên. Hãy làm sạch chúng từ từ, chia thành nhiều lần. Cách làm này có thể hơi tốn một chút thời gian của bạn nhưng bù lại, bạn sẽ không phải hít mùi chẩy tẩy rửa độc hại. Chắc chắn bạn không muốn làm điều gì có hại đến sức khỏe bản thân phải không?
Không nên mua các chất tẩy rửa cực mạnh và sử dụng quá nhiều loại chất tẩy rửa để làm sạch nhà cửa. "Nhiều" chưa chắc đã "tốt đẹp hơn".
3. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Đôi khi, “nhiều” không thể trở thành “tốt đẹp hơn”. Bạn chỉ nên sử dụng duy nhất một loại sản phẩm tẩy rửa phù hợp với những gì bạn đang cần. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa khác nhau cùng một lúc sẽ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian và tiền bạc.
4. Lau tủ bếp làm bằng mỗi lần rửa bát
Hàng ngày, sau mỗi lần rửa bát, bạn có dùng khăn ướt lau chùi tất cả các bề mặt của bếp, bàn ăn và tủ bếp? Nếu có, lời khuyên cho bạn là nên từ bỏ cách làm này bởi bề mặt tủ bếp sẽ bị phá hỏng, bị phồng rộp do có quá nhiều độ ẩm. Lúc này, không chỉ có tuổi thọ của tủ bếp bị giảm xuống mà trông chúng cũng xấu đi rất nhiều. Đối với tủ bếp làm bằng gỗ, bạn nên có kế hoạch làm sạch định kỳ sẽ tốt hơn.
Lên lịch làm sạch đồ dùng bằng gỗ trong nhà là cách tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ của đồ dùng và giữ chúng luôn mới, thay vì lau sạch bằng nước hàng ngày.
5. Phủi bụi sau khi lau nhà
Luôn luôn nhớ “phủi bụi” trước khi lau chùi sàn nhà. Bắt đầu phủi bụi ở các vị trí cao trong căn phòng để chúng rơi xuống sàn nhà và bạn có thể quét hoặc hút bụi dễ dàng. Bằng cách này, bạn không phải loay hoay với đám bụi rớt xuống sàn nhà vừa lau sạch và phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc làm sạch chúng.
Luôn luôn phủi bụi hoặc lau sạch các vết bẩn trên cao trước để tránh phải làm sạch sàn nhà nhiều lần.
6. Cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc
Làm hai hoặc ba bốn việc cùng một lúc sẽ khiến bạn cảm thấy như có quá nhiều việc phải hoàn thành. Trên thực tế, làm nhiều việc cùng một lúc hóa ra lại khiến bạn mất rất nhiều thời gian.
Nếu bạn tập trung vào việc lau chùi, không cố gắng sắp xếp đồ đạc khi đang nghe điện thoại hoặc xem xem tivi cùng một lúc thì bạn có thể hoàn thành công việc với 1/2 thời gian mà thôi. Sau đó, chuyển sang làm việc khác để có hiệu quả tốt nhất.