2. Trên cánh cửa tủ bếp, hãy đóng thêm giá, móc treo để tận dụng treo thêm các đồ vật cần dùng trong bếp như túi nilon, khăn lau tay…
3. Hãy trút toàn bộ bột, đường, và những nguyên liệu khô vào hộp đáy vuông để dễ bảo quản và dễ xếp chúng chung với nhau. Các nguyên liệu khô cất trong hộp sẽ không bị ẩm, và đáy hộp vuông hoặc chữ nhật giúp tiết kiệm diện tích chạn, tủ bếp hơn.
4. Bỏ chút thời gian để dán nhãn tên lên nắp loại hộp để dễ phân biệt các loại gia vị: muối, đường, bột, mỳ chính… Nếu có thể, hãy xếp toàn bộ những hộp, lọ đựng gia vị vào ngăn kéo, quay phần nắp có dán tên lên phía trên để dễ tìm nhất.
5. Sử dụng những loại ngăn kéo có chia ngăn bên trong để tận dụng diện tích và phân chia các đồ vật dễ hơn. Ví dụ trong một ngăn kéo, bạn có thể cất cả đĩa, dao, dĩa và khăn lau.
6. Cất những đồ dùng làm bếp có bề mặt phẳng như thớt vào khoảng trống giữa các đồ vật như dựa vào tường phía sau vòi rửa bát hay sau tủ lạnh.
7. Tận dụng khoảng trống phía dưới bồn rửa bát cho thùng đựng rác, các sản phẩm cọ rửa sàn, phòng bếp, chai nước rửa chén bát dự trữ…
8. Nếu tủ bếp của bạn hơi nhỏ và không thể cất được tất cả các đồ dùng làm bếp, hãy đóng thêm giá lên tường hoặc bên cạnh tủ. Các giá này sẽ được sử dụng để để những đồ nhẹ như khay, giá, rổ…
9. Tận dụng thêm diện tích phòng ăn để cất đồ nhà bếp như bát, đĩa, thìa… Tất nhiên, hãy chọn những món đồ sứ, bát, đũa đẹp nhất và sắp xếp thật nghệ thuật vì đây là nơi bạn thường xuyên mời khách tới ăn tối.