Hỏa khí do lửa ở bếp sinh ra và Thủy khí do hệ thống nước sinh ra vốn xung khắc với nhau. Do đó, vòi nước, bếp nấu và tủ lạnh tuyệt đối không được bố trí đối diện nhau hoặc cạnh nhau. Bạn có thể đặt một chiếc bàn và khoảng bàn bếp để pha chế ở giữa, bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa bồn rửa và bếp là 60cm.
Trong khu vực bếp, bố trí bồn rửa nên ưu tiên ở hướng Đông, Bắc hoặc Đông Nam, đặt ở phía Tây cũng tạm được. Nên bố trí bếp ở hướng Đông Nam, hướng Nam hoặc hướng Đông là phù hợp nhất. Đương nhiên phải bố trí trên cơ sở phối hợp giữa vị trí của cả bếp và bồn rửa để đạt tới sự phối hợp lý tưởng nhất giữa hai yếu tố Hỏa và Thủy.
Bạn có thể đặt một chiếc bàn và khoảng bàn bếp để pha chế ở giữa, bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa bồn rửa và bếp là 60cm |
Nếu bồn rửa và bếp được bố trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Tây của phòng bếp, nên bố trí bếp ở phía Nam, bồn rửa ở phía Bắc; nếu bồn rửa và bếp được bố trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Đông của phòng bếp, nên bố trí bồn rửa ở phía Nam, bếp ở phía Bắc; nếu bồn rửa và bếp được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Bắc của phòng bếp, nên bồn rửa ở phía Tây, bố trí bếp ở phía Đông; nếu bồn rửa và bếp được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Nam của phòng bếp, nên bố trí bồn rửa ở phía Đông, bếp ở phía Tây.
Gian bếp thuộc tính Hỏa nếu xét về Ngũ hành. Nhiều người xem miệng bếp lò như là Hỏa môn. Bồn rửa bát, rửa chén là nơi chứa nước mang tính thủy. Do đó, người ta thường e ngại khi bố trí bếp cạnh bồn rửa chén. Tuy nhiên, theo thực tế trải nghiệm, hai yếu tố này lại không tạo nên xung đột có hại cho chủ nhà.
Theo phong thủy, tương tác xấu chỉ hình thành khi khu bồn rửa và khu bếp đối diện với nhau. Trong trường hợp này, coi như Hỏa môn đối với Thủy khẩu. Khi đó hướng bếp hay mặt tiền của bếp sẽ nhận được nhiều thủy khí và khiến cho hỏa khí không được vượng. Trong phong thủy, đây là kiểu "thủy hỏa tương xung" có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn trong gia đình, việc làm ăn cũng vì thế mà không vượng trường.