1. Căn bếp 14m2
Căn bếp này có hình chữ nhật nhưng bị khuyết một số chỗ ở góc thứ 4. Với căn bếp có diện tích khiêm tốn và hình dáng không theo chuẩn như vậy, bố trí nội thất sao cho tiện nghi mà vẫn thông thoáng là một vấn đề không dễ. Sơ đồ căn bếp 1. Khu vực bồn rửa 2. Khu vực bếp nấu 3. Khu vực bàn ăn |
Ở đây, khu vực rộng nhất được dành để đặt bếp nấu và bồn rửa liền nhau, vừa tạo sự thông thoáng vừa đem lại cảm giác thoải mái cho gia chủ trong khi nấu nướng. Bàn ăn sẽ được đặt ở mảng tường hẹp nhất với kiểu gắn luôn trên tường và không có chân để giúp phòng trông thông thoáng. Ngoài ra, để tăng diện tích bàn ăn, bạn có thể lắp thêm cái kệ nhỏ xinh sát tường nối từ khu vực bếp nấu tới bàn ăn.
Về màu sắc, bạn nên chọn tông màu trắng để "ăn gian" diện tích cho căn phòng.
Khu vực bồn rửa: Khu vực bếp nấu: Bàn ăn nhìn từ các góc :
2. Căn bếp 16m2
Căn bếp này có diện tích cũng khá nhỏ và hình dáng cũng không vuông vắn như thông thường. Giống như trường hợp ở trên, điều đầu tiên bạn cần nhớ là hãy sử dụng màu trắng cho căn phòng để "nới rộng" diện tích ảo. Bạn có thể sử dụng giấy dán tường nền trắng in hoa văn cho căn bếp sinh động hơn. Sơ đồ căn bếp 1. Hệ thống lưu trữ (tủ bếp) 2. Đảo bếp có đặt bếp nấu 3. Khu vực bồn rửa 4. Khu vực bàn ăn |
Ở đây, khu vực tủ bếp chính, khu vực bồn rửa và khu vực bếp nấu được tách ra ở các khu vực riêng rẽ. Một điều đặc biệt là căn phòng sử dụng đảo bếp để tận dụng tối đa không gian sẵn có. Trên đảo bếp đó là bếp nấu. Còn khu vực bồn rửa ở được bố trí sát mảng tường đối diện.
Khu vực tủ bếp được bố trí ở mảng tường dài nhất của phòng, giúp tăng không gian lưu trữ. Đặc biệt, tủ bếp được lắp cửa kính trượt, vừa có tác dụng phản chiếu ánh sáng, giúp phòng trông rộng hơn, vừa không chiếm nhiều diện tích của lối ra vào khi cửa tủ được mở ra.
Khu vực bàn ăn được đặt ở khoảng trống còn lại. Bạn nên sử dụng bàn ăn tròn vì kiểu bàn này cho phép bạn bổ sung chỗ ngồi dễ hơn bàn vuông hay chữ nhật.
Tủ bếp :
3. Căn bếp 20m2
Với 20m2, đây không phải là căn bếp quá chật. Tuy nhiên, với hình dáng không vuông vắn như thông thường thì việc bố trí hợp lý để tận dụng tối đa không gian sẵn có cũng đủ gây đau đầu. Sơ đồ căn bếp 1. Khu vực tủ bếp 2. Đảo bếp 3. Bồn rửa 4. Bàn ăn |
Ở đây, mảng tường dài nhất được tận dụng để lắp tủ bếp, tăng không gian lưu trữ lên mức tối đa. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng đảo bếp để tận dụng khoảng không rộng sẵn có ở giữa phòng. Trên đó đó bạn sẽ đặt bếp nấu, còn bên dưới bạn tận dụng để lắp thêm ngăn tủ đựng dụng cụ nấu nướng. Khu vực bồn rửa được lắp ở sát mảng tường đối diện. Khu vực bàn ăn nhỏ gọn được lắp ở khu vực trống còn lại.
Đảo bếp:
(Theo PLXH)