Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

BĐS thương mại được "săn đón" bởi các Đại gia Châu Á

Hiện nguồn vốn tích cực nhất mà lĩnh vực bất động sản Việt Nam nhận được đó chính là vốn đầu tư đến từ các quốc gia như Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, ông Marc Townsend đã cho rằng, thị trường BĐS thương mại tại Việt Nam đã mang đến cái nhìn khá lạc quan đối với người nước ngoài.
Những động thái của các "ông lớn" ngoại quốc gần đây cũng cho thấy điều đó khi cố phần kiểm soát khu phức hợp Diamond Plaza nổi tiếng tại Tp.HCM đã được mua lại bởi Tập đoàn Lotte đến từ Hàn Quốc.
Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority và Ngân hàng Goldman Sachs cũng đang có ý định mua lại toà tháp 72 tầng Keangnam Landmark Hà Nội đang được định giá 770 triệu USD.
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, ông Marc Townsend
Theo chính sách nới "room" của Chính phủ mới đây, từ ngày 1/9, các công ty niêm yết có vốn sở hữu của nước ngoài 100% sẽ được cấp phép hoạt động nếu không thuộc lĩnh vực nhạy cảm.
Nhờ điều này, để đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh, các hoạt động thu mua bất động sản sẽ được đẩy mạnh bởi các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nguồn vốn nước ngoài tích cực nhất trong lĩnh vực BĐS vẫn đến từ các quốc gia Hồng  Kông, Hà Quốc, Singapore và Nhật Bản, và chỉ khi các điều luật mới trên được cân nhắc thì tâm lý đầu tư mới tăng lên.

Không chỉ nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang được tạo điều kiện minh bạch và thuận lợi hơn nhờ các điều chỉnh về luật và  trong bối cảnh đô thị hoá nhanh như hiện nay.

Song song với đó, đang có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô và một tiềm năng lâu dài về kinh tế của Việt Nam cũng đang dành được nhiều sự kỳ vọng của các nhà đầu tư ngoại.

Theo ông Marc, ngoài những yếu tố cơ bản kể trên, lợi nhuận cho thuê cao cùng chi phí BĐS tương đối thấp chính là bước chuyển mình thu hút các nhà đầu tư BĐS nước ngoài của Việt Nam.

Cũng theo vị Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật Nhà ở sửa đổi vừa có hiệu lực từ ngày 1/7 mới đây cũng đã trở thành một trong những cú hích lớn đối với thị trường BĐS.

Cụ thể, người nước ngoài đã được phép sở hữu đa dạng đối với BĐS theo luật quy định với những mục đích khác nhau như thế chấp, thừa kế và cho thuê lại.

Những đối tượng được áp dụng quy định trên bao gồm cả tổ chức và cá nhân nước ngoài như công ty, ngân hàng và quỹ đầu tư, đây cũng được coi như điểm tựa vững chắc thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực nhà ở, đặc biệt với phân khúc cao cấp cùng mức đầu tư từ nước ngoài dự kiến đạt tới 10%.

bất động sản thương mại
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang được tạo điều kiện minh bạch và thuận lợi hơn
nhờ các điều chỉnh về luật và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong bối cảnh
đô thị hoá nhanh như hiện nay

Trong khi đó, sự quan tâm cũng dành khá nhiều cho vấn đề sở hữu nhà ở nhưng đầu tư thương mại nước ngoài sẽ nhận những tác động như thế nào từ điều luật mới này mới chính là vấn đề khiến không ít nhà đầu tư quốc tế cũng như trong nước đang băn khoăn.

Cũng có hiệu lực chính thức kể từ 1/7, Luật Kinh doanh Bất động sản mới đóng một vai trò quan trọng không kém Luật Nhà ở khi nhờ luật này, các tổ chức nước ngoài đã có thể mua lại cơ sở sản xuất, văn phòng hay các tài sản khác nữa để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, để tiếp tục phát triển, dự án BĐS chưa hoàn thiện cũng được luật mới cho phép được chuyển nhượng sang cho nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy, nhờ điều luật mới mà cánh cửa cũng mở rộng hơn với các nhà đầu tư ngoại khi sẽ có thể được sở hữu các cơ sở sản xuất tại Việt Nam một cách đầy đủ. không những vậy các hoạt động giao dịch của khu công nghiệp, kho vận, cơ sở hậu cần và nhà máy cũng sẽ được đẩy mạnh hơn rất nhiều.

Theo khẳng định của ông Marc, sự gia tăng ngày càng nhanh của tầng lớp trung lưu cũng như mức độ đô thị hoá nhanh chóng của Việt Nam đang được các công ty nước ngoài mong muốn tận dụng để có thể "nắm gọn trong tay" toàn bộ các tài sản phức hợp và thương mại ở các TP lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh để tiến hành các hoạt động bán lẻ thương mại song song với thiết lập các cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và trong khu vực.

Bài viết liên quan

Mua nhà ở hình thành trong tương lai: Thà mất phí hơn mất tiền

Nếu muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư kinh doanh bất động sản phải có sự bảo lãnh của ngân hàng, việc này theo đánh giá của Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tài chính tiền tệ quốc gia, TS. Trần Du Lịch, chính là biện pháp để lành mạnh thị trường, sàng lọc chủ đầu tư cũng như tránh tình trạng gia tăng đẩy giá BĐS, lộn xộn của thị trường.

Mua nhà ở hình thành trong tương lai: Thà mất phí hơn mất tiền
Bán shophouse Lâm ĐồngBán nhà Bà Rịa Vũng TàuBán biệt thự Hồ Chí MinhBán biệt thự Hải DươngBán nhà mặt phố Lào CaiBán đất Cà MauVăn phòng Long AnVăn phòng Quảng BìnhCho thuê nhà mặt phố Hà NộiCho thuê nhà mặt phố Phú ThọBán Condotel Bảo YênBán Condotel Mang YangBán Condotel Cẩm KhêBán đất Quận 11Phòng trọ Thanh HàPhòng trọ Bắc GiangCho thuê shophouse Thanh TrìCho thuê shophouse Phú BìnhCho thuê chung cư Đảo Phú QuýCho thuê nhà mặt phố Dăk GLongBán đất Xã An BìnhBán căn hộ Xã Xuân Thới ThượngPhòng trọ Xã Cổ ĐạmVăn phòng Xã Cao ThịnhCho thuê chung cư Xã Dị NậuBán kho Đường Kinh Bắc 1Bán căn hộ Đường 823Bán chung cư Đường Phạm Trung ThứVăn phòng Đường Xuân Thiều 10Cho thuê nhà Đường Nguyễn Trọng ThuậtCho thuê căn hộ Carillon 2Bán nhà Tháp Chàm XanhChung cư Dragon City ParkBán nhà Nam Long - Hưng ThạnhBán nhà Hưng ThuậnCho thuê căn hộ Hoàng Cầu SkylineCho thuê nhà Nha Trang River ParkCho thuê chung cư Nam cầu Nguyễn Tri PhươngCho thuê nhà Seoul VillageChung cư Tecco Nam Thanh