Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Bê tông giải pháp chống thấm cho trần nhà

Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, thời tiết nắng mưa thất thường dẫn đến việc ngôi nhà của bạn bị thấm dột trần nhà và tường là điều không tránh khỏi. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình. Vậy nên, việc chống thấm cho trần nhà, tường và sàn nhà là một trong những công đoạn quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi xây nhà.

Trong xây dựng có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau như: dùng phụ gia chống thấm, màng chống thấm… với việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa mang lại hiệu quả cao.

Cách chống thấm cho trần nhà
Dùng phụ gia chống thấm, màng chống thấm

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chống thấm cho trần bê tông sau:

- Các loại màng chống thấm: Trên thị trường bạn có thể dễ dàng mau nhiều loại màng chống thấm như: màng dán lạnh, màng khò nóng. Ưu điểm của những loại màng này vì nó có độ bền rất cao và khả năng chống thấm rất tốt.

- Phụ gia chống thấm: Nên trộn phụ gia chống thấm với các vật liệu xây dựng sẽ giúp tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, giúp nâng cao khả năng chống thấm cho trần nhà bằng bê tông.

chống thấm cho trần nhà
Trộn các phụ gia chống thấm với các vật liệu xây dựng

- Các vật liệu quét tạo màng hoặc phun: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, bạn có thể quét  hoặc phun lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo về trần nhà khỏi các tác động của điều kiện thời tiết làm thấm dột. Cách chống thấm này cũng giúp bạn có thể thi công dễ dàng và cũng khá hiệu quả.

- Hóa chất quét thẩm thấu gốc xi măng và chống thấm phun: cách chống thấm này cũng tương đối dễ thi công. Nhược điểm của chúng là hạn chế khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở hố thang máy, tầng hầm.

Chống thấm cho trần nhà
Quét tạo màng hoặc phun

Cách thi công chống thấm như sau:

- Trước tiên, bạn đục bỏ những lồi lõm trên bề mặt để tạo thành mặt bê tông phẳng, ở nhưng chỗ bị nứt thì bạn đục thành rãnh chữ V với độ sâu khoảng 2cm,có thể dùng giấy nhám chà cho bề mặt bê tông cho phẳng để khâu thực hiện chống thấm sẽ hiệu quả hơn.

- Tiếp theo, bạn vệ sinh bề mặt bê tông thật sạch, có thể dùng máy hút bụi làm sạch bề mặt để tăng hiệu quả chống thấm. Chú ý chỉ nên thực hiện chống khi bề mặt thật khô để tạo độ bám dính tốt nhất nhé.

chống thấm cho trần nhà
Loại bỏ lồi lõm trên bề mặt thi công

Đó là những cách để giúp chống thấm dột cho trần nhà bằng bê tông cho bạn tham khảo. Đặc biệt chú ý, cách tốt nhất là hãy thực hiện khâu chống thấm ngay từ đầu thì mới mang lại hiệu quả cao nhất, tránh trường hợp đợi dột mới chống thấm hay dột đến đâu chống thấm đến đấy nhé.

Bài viết liên quan

Các cách lưu ý trước khi lắp đặt sàn gỗ

Các gia đình hiện nay đa số đều rất ưa chuộng sử dụng sàn gỗ công nghiệp để lát sàn nhà thay cho sử dụng gạch lát nền như thông thường. Bởi vì lát sàn nhà bằng gỗ mang lại vẻ đẹp sang trọng, có tính thẩm mỹ cao hơn nữa nó cũng rất ổn định và vững chắc. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt sàn gỗ cũng cần phải tỉ mỉ, cẩn trọng. Dưới đây là một số cách lưu ý giúp bạn lắp đặt sàn gỗ bền đẹp nhất.

Các cách lưu ý trước khi lắp đặt sàn gỗ

Trước khi sơn nhà nên sơn lót

Có rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao phải sơn lót trước khi sơn nhà và có nên sơn lót trước khi sơn nhà hay không. Sơn lót có thể hiểu là lớp sơn làm tăng phần bảo vệ cho bề mặt sơn và làm cho bề mặt tường đẹp hơn. Vì vậy, sơn lót là khâu quan trọng trong quá trình sơn nhà, bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là những tác dụng của sơn lót giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nó.

Trước khi sơn nhà nên sơn lót

Kinh nghiệm chọn gỗ lát sàn phù hợp cho từng không gian

Hiện nay, sàn gỗ đang dần thay thế cho các loại gạch lát nền khác trong hầu hết các không gian khác nhau. Sàn gỗ công nghiệp không chỉ được dùng để lát sàn nhà ở mà còn được ưa chuộng để lát sàn cho biệt thự, các nhà cao ốc, văn phòng, nhà hàng, khách sạn… Tại mỗi một không gian, chúng đều có thể phát huy tác dụng mang đến một không gian sang trọng và nổi bật.

Kinh nghiệm chọn gỗ lát sàn phù hợp cho từng không gian

Một số chú ý khi thiết kế ban công bằng kính cường lực

Lan can ban công có tác dụng đảm bảo an toàn khi đứng hóng mát, ngắm cảnh ở khu vực này. Chính vậy, chất liệu làm lan can phải chắc chắn để tạo sự chắc chắn vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho ban công. Các vật liệu để làm lan can rất đa dạng như: lan can sắt, lan can kính, lan can gỗ... mỗi loại đều mang vẻ đẹp riêng phù hợp với từng sở thích và kiến trúc.

Một số chú ý khi thiết kế ban công bằng kính cường lực
Bán shophouse Hà GiangBán kho Tuyên QuangBán chung cư Hồ Chí MinhBán nhà Yên BáiBán đất Cao BằngVăn phòng Hà NộiCho thuê kho Quảng NgãiCho thuê căn hộ Trà VinhCho thuê nhà Hà NamCho thuê nhà mặt phố Cần ThơBán đất Ngô QuyềnBán chung cư Vũ QuangBán biệt thự Long ThànhPhòng trọ Thạch ThấtPhòng trọ Na HangNhà trọ Tân BìnhCho thuê shophouse Krông PaCho thuê chung cư Bá ThướcCho thuê nhà mặt phố Đà LạtCho thuê nhà mặt phố Chư SêBán kho Xã Phú SơnBán chung cư Xã Hữu SảnBán nhà Phường 13Bán biệt thự Phường Đại MỗCho thuê shophouse Xã Kiến ThànhBán nhà Đường KK4ABán nhà mặt phố Đường Năm NgóiVăn phòng Đường Yên PhúcCho thuê căn hộ Đường Nội HóaCho thuê chung cư Đường Kênh Nước ĐenCăn hộ KDC đường 5 nối dàiBán nhà Vincom Center Bà TriệuCho thuê chung cư Anh Tuấn ApartmentChung cư Golden Center CityCho thuê nhà Khu đô thị An CưCăn hộ Nhà ở xã hội Quang Vinh Hải PhòngCho thuê căn hộ Kallias Complex CityBán nhà Eco Future ParkChung cư Chung cư Cường ThịnhBán nhà Nam Long Hải Phòng