Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Các loại tiểu cảnh - những lưu ý về thiết kế và thi công

Đưa thiên nhiên vào trong ngôi nhà không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu tất yếu, bất kể loại nhà là nhà ống, nhà phố hay nhà vườn. Tùy từng không gian, diện tích của ngôi nhà mà việc thiết kế và bố trí tiểu cảnh sẽ có sự khác nhau. Để đảm bảo nhà bạn có một tiểu cảnh đẹp và ý nghĩa, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Khái niệm tiểu cảnh

Tiểu cảnh là một công trình thiên nhiên thu nhỏ với đầy đủ tất cả các yếu tố như đất, nước, đá, cây xanh,… trong đó nước và cây xanh là 2 yếu tố chính không thể thiếu. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật không những đẹp mà còn giúp cải thiện được không gian sống, nhờ đó con người sẽ cảm thấy phấn chấn, khỏe khoắn và năng động hơn rất nhiều. Tiểu cảnh có thể được bố trí ngoài sân vườn hoặc ngay trong không gian ngôi nhà.

Các loại tiểu cảnh

- Tiểu cảnh sân vườn: Là tiểu cảnh có thể tận dụng tối đa diện tích của khu vườn, mang đến một không gian tổng thể hài hòa và gần gũi với thiên nhiên.

- Tiểu cảnh gầm cầu thang: Là tiểu cảnh được đặt dưới gầm cầu thang của ngôi nhà, kết hợp với màu sắc sơn tường, độ sáng tối… để tạo nên một tác phẩm đặc sắc. Tiểu cảnh gầm cầu thang còn được chia thành 2 loại là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước.

Tiểu cảnh được chia làm nhiều loại khác nhau
Tiểu cảnh được chia làm nhiều loại khác nhau

- Tiểu cảnh giếng trời: Là tiểu cảnh được bố trí tại khu vực giếng trời, không chỉ giúp tạo ra một không gian sinh động, thoáng đãng mà còn giúp tăng thêm dương khí cho ngôi nhà.

- Tiểu cảnh ban công: Loại tiểu cảnh này thường là tiểu cảnh khô với những chi tiết như thảm cỏ, cây cối, đá… được bố trí một cách khéo léo và sáng tạo ở khu vực ban công.

Lưu ý khi thiết kế và thi công tiểu cảnh

- Chọn tiểu cảnh: Tùy vào điều kiện và sở thích mà gia chủ có thể chọn tiểu cảnh nước hoặc tiểu cảnh khô. Tiểu cảnh nước cần cầu kỳ, phức tạp hơn tiểu cảnh khô và được chia thành 2 loại là tiểu cảnh tĩnh (mặt nước bằng phẳng, tĩnh lặng) và tiểu cảnh động (thác nước, vòi nước).

- Chọn cây trồng cho tiểu cảnh: Lý tưởng nhất là trồng những loại cây như dương xỉ, cỏ lan chi, cọ, trúc Nhật, phong lan, dây thường xuân (ivy), trầu bà, kim phát tài, ngũ gia bì, xương rồng… cho tiểu cảnh. Ngoài ra, nếu như bạn thiết kế thêm hồ nước trong tiểu cảnh thì có thể trồng thêm sen, súng, rong, rêu và một số cây thủy sinh khác. Sở dĩ không trồng hoa ở tiểu cảnh vì hoa dễ gây dị ứng và không bền.

tiểu cảnh tĩnh và tiểu cảnh động
Tiểu cảnh có tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Riêng tiểu cảnh nước còn được phân ra tiểu cảnh tĩnh
và tiểu cảnh động

- Nguồn sáng cho tiểu cảnh: Cây xanh rất cần ánh sáng để quang hợp, vì vậy, bạn cần chủ động bố trí nguồn sáng cho cây bằng cách đặt tiểu cảnh ở vị trí gần cửa sổ hoặc lắp đèn daylight quanh khu vực này. Đặc biệt, với tiểu cảnh ướt, bạn hãy lắp đèn dưới đáy hoặc trên thành hồ nhằm tạo ra sự phản chiếu lung linh, huyền ảo vào ban đêm.

- Vị trí của tiểu cảnh: Có thể đặt tiểu cảnh ở bất cứ vị trí nào trong nhà như phòng khách, phòng sinh hoạt chung, gầm cầu thang hay giếng trời… Cần lưu ý, tiểu cảnh nên “tựa” vào tường hoặc “nép mình” vào gầm cầu thang để vừa tiết kiệm được diện tích, vừa giảm bớt sự đơn điệu cho bức tường. Đồng thời, để phát huy được tối đa tính thẩm mỹ, mảng tường nơi đặt tiểu cảnh cần được ốp đá hoặc ốp gỗ phù hợp với phong cách tiểu cảnh.

- Vật trang trí: Có thể trang trí trên tiểu cảnh các hình tượng như ông già câu cá, chú mục đồng, ngôi chùa, thuyền nan… để mang lại sự bình yên và thư thái. Ngoài ra, có thể dùng đá sỏi, vỏ ốc, san hô, quả san hô để tiểu cảnh thêm phần đặc sắc và sinh động. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều vật trang trí vì có thể sẽ làm mất vẻ đẹp tự nhiên của tiểu cảnh.

Tiểu cảnh nên bố trí dựa vào tường
Tiểu cảnh nên bố trí dựa vào tường hoặc nép mình dưới cầu thang

- Phòng ngừa côn trùng ở tiểu cảnh: Tiểu cảnh rất dễ trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng như kiến, mối, gián, rết, muỗi… Vì vậy, gia đình nên có biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự sinh sôi, phát triển và giảm bớt nguy cơ gây bệnh của những loài côn trùng này. Có thể thả cá dưới hồ nước, lắp đèn quanh hồ hoặc dùng vợt bắt muỗi để phòng ngừa và tiêu diệt côn trùng.

Nguồn: https://batdongsan. com.vn/toan-canh-ngoi-nha/cac-loai-tieu-canh-nhung-luu-y-ve-thiet-ke-va-thi-cong-ar78867

Bài viết liên quan

Lý do bạn nên sơn nhà màu trắng

Màu trắng chính là gam màu được sử dụng nhiều nhất trong các không gian chức năng nó giúp đem đến một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi mát cho ngôi nhà. Vì đơn giản nên màu trắng rất dễ dàng kết hợp với những màu sắc khác. Nếu bạn băn khoăn chưa biết chọn màu gì cho tường nhà mình thì hãy thử với màu trắng, bạn sẽ có được một không gian sống bừng sáng và đầy nghệ thuật.

Lý do bạn nên sơn nhà màu trắng
Bán shophouse Hà NộiBán đất Hồ Chí MinhBán đất Quảng BìnhBán Condotel Tây NinhBán nhà Cao BằngBán đất Đà NẵngCho thuê nhà Thừa Thiên HuếCho thuê nhà Hưng YênCho thuê biệt thự Hà NamCho thuê nhà mặt phố Hà NamBán kho Phù NinhBán nhà Na HangBán biệt thự Thủy NguyênBán nhà mặt phố Thanh KhêBán nhà mặt phố Phan ThiếtBán đất Cần GiờNhà trọ KBangCho thuê kho Gia BìnhCho thuê kho Đăk GleiCho thuê nhà Đan PhượngBán Condotel Xã Bình KhánhBán kho Xã Xương ThịnhBán chung cư Phường Tân MaiVăn phòng Xã Quảng HưngCho thuê shophouse Xã An LễNhà trọ Đường Khuyến LươngCho thuê kho Đường Bình YênCho thuê căn hộ Đường Ba HangCho thuê biệt thự Đường Biên CươngCho thuê nhà mặt phố Đường Cao Xuân DụcChung cư Depot Metro Tham LươngBán nhà KĐT Việt HànCăn hộ Golden City Long ĐiềnBán nhà The Matrix OneChung cư The Royal Boutique Hotel & Condo DanangCăn hộ IJC@VSIPCăn hộ Wyndham Sailing Bay Resort Quy NhơnCăn hộ Nha Trang River ParkCho thuê chung cư Châu Pha Hoàng QuânBán nhà Bình Lục New City