Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Cách Tính Độ Dốc Mái Nhà Chuẩn Kỹ Thuật

Cách tính độ dốc mái nhà ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, công năng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Do vậy, không ít gia chủ cần sự tư vấn về cách tính độ dốc mái nhà chuẩn kỹ thuật.

Trong quá trình xây dựng - hoàn công, ngoài việc lựa chọn các vật liệu, thực hiện thi công đúng thiết kế, tiêu chuẩn thi công thì cách tính độ dốc mái nhà cũng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng, thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Muonnha.com.vn xin chia sẻ với các bạn cách tính độ dốc mái nhà của các mái phổ biến hiện nay.

Độ Dốc Mái Nhà Là Gì?

Hiểu đơn giản, độ dốc mái nhà chính là độ nghiêng của mái so với mặt phẳng nằm ngang sau khi hoàn thiện. Khi thi công mái, cần đảm bảo độ nghiêng nhất định phù hợp với kết cấu công trình nhằm đảm bảo thoát nước tốt và tránh việc gây ứ đọng nước trên mái dẫn đến thấm dột.

độ dốc mái nhà

Độ dốc mái nhà là độ nghiêng của mái so với mặt phẳng nằm ngang, quyết định khả năng thoát nước trên mái.

Cách Tính Độ Dốc Mái Nhà Trong Xây Dựng

Độ dốc mái nhà đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604:2012 như sau:

  • Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:
  • Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
  • Mái lợp tôn múi: từ 15% đến 20%;
  • Mái lợp ngói: từ 50% đến 60%;
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5% đến 8%.

Nhà có độ dốc mái thấp hơn 8% thì phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Thông thường, khoảng cách giữa các khe nhiệt cần lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.

Dộ dốc mái càng lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Dưới đây là cách tính độ dốc mái nhà của các loại mái được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.

Cách tính độ dốc mái tôn

Mái tôn là loại mái rất được ưa chuộng trong xây dựng nhà ở và các công trình kiến trúc khác. Để có được một ngôi nhà lợp mái tôn đẹp, chất lượng và đảm bảo thì cần lưu ý những điểm dưới đây.

Thứ nhất, tiêu chuẩn của độ dốc mái tôn là 10%, trong đó:

  • Độ dốc mái tôn lợp nhà: Tuỳ thuộc vào từng công trình xây dựng nhà ở hoặc nhà xưởng và thiết kế mái tôn có độ dốc phù hợp. Mái tôn lợp nhà cần đảm bảo độ dốc tối thiểu 10% để đảm bảo nước mua có thể chảy xuống dễ dàng, không bị ứ đọng trên mái tôn 1 lớp, 3 lớp hay mái tôn chống nóng.
  • Độ dốc mái tôn sàn bê tông và sàn vệ sinh tối thiểu là 15% để việc thoát nước dễ dàng hơn.
  • Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm: Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn lợp tầng hầm phụ thuộc vào độ dốc tầng hầm nhưng thông thường, độ dốc này nên là 20%.

Cách tính độ dốc mái nhà lợp tôn là tỷ số giữa chiều cao với chiều dài của mái, được tính theo công thức như sau:

I = m x 100% = (H/L) x 100%

Trong đó:

  • i là độ dốc;
  • H là chiều cao mái;
  • L là chiều dài mái;
  • m là hệ số dốc mái.

Chẳng hạn, với độ dốc 10% và chiều cao mái H = 1m thì chiều dài mái sẽ là L = 10m.

Cách tính độ dốc mái ngói

Với vẻ đẹp sang trọng, hiện đại nhưng cũng rất thân thiện, mái ngói từ xưa đến nay luôn là lựa chọn hàng đầu trong xây dựng nhà cửa cũng như các công trình dân dụng khác.

Để tính độ dốc mái ngói, cần lưu ý những điểm dưới đây:

  • Mái ngói cần có độ dốc cao hơn so với mái tôn để đảm bảo nước không hắt ngang vào các khe giữa các viên ngói gây thấm dột vào trong nhà. Mặt khác, một mái nhà lợp ngói có độ dốc cao trông sẽ khang trang, cao ráo hơn.
  • Thông thường, độ dốc mái ngói tối thiểu là 30% và tối đa chỉ đến 60%. Cụ thể: Đối với loại ngói cao cấp dạng âm dương có độ dốc ở mức 40%. Với ngói dẹt, ngói vảy cá, ngói móc thì độ dốc không dưới 50%. Với ngói xi măng thì độ dốc có thể dao động trong khoảng 45-70%.
  • Hệ số độ dốc mái m và dộ dốc i là hai thông số quan trọng mà bạn cần nắm vững khi tính độ dốc mái ngói. Ta có công thức tính độ dốc alpha m = H/L = tan alpha. Trong đó, alpha là ký hiệu độ dốc, H là chiều cao và L là chiều dài của mái.
  • Mái ngói đạt được tỷ lệ vàng sẽ cho ra độ dốc đẹp. Ở đây, tỷ lệ vàng được tính theo tỷ lệ giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác, từ đó có thể thấy mái ngói đẹp sẽ có độ dốc trong khoảng 30-35 độ.
  • Mái ngói cần có độ dốc vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp. Mái ngói có độ dốc cao hơn tỷ lệ vàng sẽ khiến gia chủ tốn nhiều chi phí xây dựng, sửa chữa hơn. Trong khi nếu mái dốc thấp hơn tỷ lệ vàng thì ngôi nhà thì không đảm bảo được khả năng thoát nước từ mái cũng như không đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Công thức tính độ dốc mái ngói:

i = m x 100% = (H/L) x 100%

Trong đó:

  • i là độ dốc;
  • H là chiều cao mái;
  • L là chiều dài mái;
  • m là hệ số dốc mái = H/L = tan alpha.

các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc mái nhà

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dốc mái nhà.

Làm Sao Để Chọn Độ Dốc Mái Phù Hợp?

Để chọn được độ dốc mái phù hợp, gia chủ cần quan tâm một số vấn đề sau:

  • Lưu lượng mưa tại địa phương: Ở những khu vực mưa nhiều, lượng mưa rải đều trong năm thì cần thi công mái có độ dốc cao hơn so với những khu vực ít mưa, lượng mưa nhỏ. Mái có độ dốc cao cho khả năng thoát nước tốt hơn nhưng cũng tốn kém vật liệu hơn.
  • Chiều dài mái: Với những ngôi nhà có mặt bằng rộng (chiều dài mái lớn) thì không nên làm mái quá thấp vì sẽ làm giảm khả năng thoát nước. Tương tự, nếu mặt bằng nhỏ (chiều dài mái nhỏ) thì không nên làm mái quá cao bởi khi đó sẽ khiến ngôi nhà mất đi sự cân đối và đẹp mắt.
  • Yêu cầu thẩm mỹ của gia chủ: Điều này ảnh hưởng chủ yếu đến việc lựa chọn mái ngói hay mái tôn, từ đó ảnh hưởng tới độ dốc mái. Riêng mỗi vật liệu mái lại có đa dạng về chủng loại, kích thước và màu sắc.
  • Với mái ngói, gia chủ có thể lựa chọn ngói bê tông, ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương, ngói xi măng… Trong quá trình thiết kế, dựa trên độ dốc mái ngói tối thiểu và chiều dài mái mà người ta cũng đã có thể chỉ định loại ngói để thi công.
  • Mái tôn cũng có nhiều loại khác nhau, dẫn tới yêu cầu khác nhau về độ dốc. Trên thị trường hiện có các loại ngói tôn phổ biến là: tôn lạnh 1 lớp, tôn cách nhiệt 3 lớp và tôn cán sóng. Trong đó, tôn loại sóng to và cao có khả năng thoát nước tốt nên trong quá trình thiết kế, thi công có thể giảm độ dốc mái tôn xuống.

Như vậy, cách tính độ dốc mái nhà được dựa trên chiều cao mái, chiều dài mái và vật liệu lợp mái. Căn cứ vào lưu lượng mưa tại địa phương, vật liệu làm mái, yêu cầu thẩm mỹ mà gia chủ lựa chọn được độ dốc mái phù hợp với công trình của mình.

Khánh An

Xem thêm:

>> Mật Độ Xây Dựng Là Gì - Hướng Dẫn 2 Cách Tính Mật Độ Xây Dựng Chính Xác
>> Nên xây tường 10 hay tường 20 khi làm nhà?
>> Tường chịu lực là gì? Hướng dẫn nhận biết tường chịu lực

Nguồn: https://thanhnienviet.vn/2022/10/04/cach-tinh-do-doc-mai-nha-chua-n-ky-thua-t

Bài viết liên quan

Lô Gia Là Gì? Lô Gia Và Ban Công Khác Gì Nhau?

Lô gia là phiên âm tiếng Việt của từ Loggia trong tiếng anh, là phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Lô gia và ban công là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn là một. Bài viết dưới đây Muonnha.com.vn sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn lô gia là gì, các đặc điểm, công dụng và tiêu chuẩn thiết kế lô gia.

Lô Gia Là Gì? Lô Gia Và Ban Công Khác Gì Nhau?
Bán chung cư Hòa BìnhBán nhà Đồng ThápBán đất Quảng NinhCho thuê kho Quảng NamCho thuê kho Bạc LiêuCho thuê shophouse Hồ Chí MinhCho thuê chung cư Hà NộiCho thuê chung cư Đồng ThápCho thuê nhà Cao BằngCho thuê nhà Phú ThọBán shophouse Thạnh PhúBán đất Củ ChiBán căn hộ Tam KỳNhà trọ Cầu GiấyNhà trọ Quỳnh PhụCho thuê kho Lệ ThủyCho thuê chung cư Phù CừCho thuê chung cư Lương TàiCho thuê biệt thự Sơn TâyCho thuê biệt thự Tư NghĩaBán Condotel Xã Ngọc TảoBán kho Xã Bắc TrạchBán chung cư Xã Phạm Văn HaiBán chung cư Thị trấn VươngCho thuê shophouse Xã Liêm TuyềnBán đất Đường Nguyễn TuyểnNhà trọ Đường Lê Thánh TôngCho thuê căn hộ Đường DH86BCho thuê chung cư Đường An Phú 1Cho thuê nhà mặt phố Đường Nguyễn Đình SảnCho thuê chung cư Khu dân cư Bái Tử Long Đại PhướcCăn hộ Izumi CityCho thuê căn hộ Cinderella 2Cho thuê căn hộ I-Home Xa Lộ Hà NộiCăn hộ Hoàng Huy MallCho thuê chung cư Galaxy TowerCho thuê Seamall Bình ChâuBán nhà Phú Điền ResidencesCho thuê chung cư Dabaco Lý Thái TổCho thuê Kai Resort