Sau khi “bước ra” từ một cuộc hôn nhân, anh coi cuộc sống độc thân hiện tại như “một kỳ nghỉ” của cuộc đời. Dành dụm được thời gian và tiền bạc, ở cái tuổi quá ngũ tuần, Don tạo dựng cho bản thân một không gian sống thực sự như anh mong muốn. Các con anh đã trưởng thành, có gia đình riêng, bản thân Don đã là ông của năm đứa cháu, hiện tại người đàn ông này muốn dành thời gian cho đam mê nghề nghiệp và tìm sự tĩnh tại của cuộc sống độc thân.
Anh mới tậu được căn chung cư gần một năm, và anh đã dành nhiều thời gian để trang trí, tạo dựng một không gian của riêng mình. Kiến thức thẩm mỹ nhiều trải nghiệm đã giúp anh hoà trộn hết sức “nhuyễn” các món đồ nội thất Âu – Á cùng gam màu êm ái. Những món đồ trong căn hộ do anh tự tay sưu tập và tích luỹ trong suốt nhiều năm ở Việt Nam, những món đồ lưu niệm từ khắp các châu lục anh đi qua, các bảo tàng anh ghé thăm hay làm việc. Căn hộ được decor theo tông màu xanh biển và tím mà anh ưa thích, hài hoà cùng những món đồ trạm khảm theo lối truyền thống thế kỷ 19 và đồ thuộc địa. Các món đồ cổ như gốm Bình Dương, gốm Anh thế kỷ 19,... được Don khéo léo dành cho những không gian trưng bày phù hợp. Phòng khách là bản hợp ca về sự pha trộn Đông Tây, một tủ sách to với nhiều tác phẩm văn học Nga, Anh, Pháp… Don quan niệm rằng một cuộc sống chất lượng là “có chỗ ở yêu thích, đủ cái ăn và nhiều sách để đọc”.
Không gian sống Don tạo dựng có một cảm giác thật mềm mại và cũng không thiếu chi tiết, nhũng góc để thả mình với dòng suy nghĩ về cuộc sống. Căn nhà như những dòng chảy gắn kết bởi kỷ vật của một con người.
Cầm cuốn sách lịch sử nghệ thuật đương đại, Don mong các bạn trẻ Việt Nam chịu khó đọc sách thật nhiều: “Việt Nam qua chiến tranh, văn hoá bị huỷ hoại nhiều!”.
Căn hộ của Don Evans thực sự là không gian rất riêng, trong đó mọi vật được bài trí một cách đặc biệt. Bởi đồ vật không chỉ vô cảm, đôi khi nó truyền tải một thông điệp về những cái đã đi qua trong đời sống văn hoá của một xã hội. Những món đồ do một quá trình rất dài tích cóp với lựa chọn để rồi lại về bên nhau tạo ra một dòng chảy mới, tuy nhỏ nhưng thật thú vị. Căn hộ cũng là ví dụ điển hình về cách tạo ra cái đẹp không hoàn toàn là phải nhiều tiền. Văn hoá luôn là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên cái đẹp!
Sảnh và phòng ăn nối liền. Các món đồ gỗ Việt Nam qua các thời kỳ được phối hoà hợp cùng những phiên bản hội hoạ danh tiếng Âu châu. Các món đồ được Don sưu tập nay mang ra sử dụng và đặt rất đúng chỗ mang đến vẻ duyên dáng cho căn phòng. Việc sử dụng các nệm lót ghế xám xanh khiến bộ bàn ăn gỗ có vẻ mềm mại hơn Trên chiếc bàn “cuốn thư” trạm lộng kiểu Việt là đôi chân đèn Pháp thuộc địa bằng đồng, các vật liệu hoài cổ càng đẹp hơn khi có mặt chiếc bát cổ men lam cùng những trái táo như một bức tranh tĩnh vật.
Góc bàn thờ Phật cùng chú ngựa đá yêu thích. Bàn thờ được coi như chất liệu deco mang đậm tính Á Đông với nhiều người nước ngoài. Người Âu dùng bàn thờ châu Á như chất liệu decor và tâm tĩnh. Họ thường thờ Phật và không câu nệ về mặt nghi thức, đối với họ Bụt ốc là biểu tượng của tâm tĩnh. Góc tâm linh của mỗi người mỗi khác, đôi khi đơn giản chỉ là biểu tượng với hai cây đèn như anh Don cảm nhận.
Một bức tranh phiên bản được Don mua về từ một bảo tàng bên Ý. |
Tủ sách là yếu tố quan trọng trong phòng khách, một chiếc tủ đơn giản mà hiệu qủa, đồng thời dễ kết hợp với các món đồ khác là quyết định khôn ngoan. Sắc tím và xanh biển chủ đạo trong căn phòng tạo nên sự hài hoà cho các món nội thất. Một góc rất Âu bên cạnh những món đồ Á.
Một góc hành lang duyên dáng rất Việt. | Toilet đơn giản nhưng hiện đại và dư đủ tiện nghi cho ngưòi độc thân. |
Các vật phẩm nghệ thuật khi đặt cạnh nhau với liều lượng đúng, sẽ tạo ta tiếng nói chung. |
Phòng ngủ phụ có cửa sổ nhìn về hướng Nam Sài Gòn phong cảnh sinh động của vùng dân cư sầm uất. |
Phòng ngủ chính được cải tạo khác với ban đầu để tạo thông với phòng làm việc. |
(Theo SGTT)