2. “Tổ chim” – Bắc Kinh (Trung quốc) Được thiết kế bởi Nhóm kiến trúc sư Thụy sỹ Herzog & de Meuron, đây là Sân vận động Olympic Quốc gia, thường được gọi là “tổ chim” tại Bắc Kinh. Công trình có sự kết hợp của công nghệ năng lượng mặt trời và hệ thống thu giữ nước mưa cùng với hệ thống thông gió tự nhiên, tất cả đã làm nên một sân vận động mang nghĩa công trình xanh.
3. Tòa án Wayne L. Morse – Oregon (Mỹ) Tòa án Wayne L. Morse tại Eugene, Oregon (Mỹ) được công nhận là công trình LEED gold vì hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường. Công trình có sự kết hợp giữa hệ thống tiết kiệm nguồn nước sạch, tái sử dụng nước thải. Vật liệu của công trình phần lớn là vật liệu tái sử dụng, yêu cầu thấp về điện năng tiêu thụ, có tuổi thọ cao và không gây tổn hại môi trường.
4. Chung cư K2 –Victoria (Úc) Chung cư K2 là biểu hiện của phát triển nhà ở bền vững nhất ở Úc. Tổ hợp chung cư này chỉ sử dụng năng lượng tái tạo và có tuổi thọ ước tính tới 200 năm. Vật liệu phần lớn làm từ vật liệu tái sử dụng, hệ thống thu gom nước mưa, tái sử dụng nước thải, kết hợp hệ thống pa-nô quang điện và mặt trời.
5. Đại học Kỹ thuậtMadrid Công trình thiết kế có các tấm panô mặt trời thể hiện chức năng như là những bức tường của ngôi nhà. Cùng với sự kết hợp tinh tế giữa trang trí và chức năng hoạt động, vật liệu xây dựng trở thành một phần của hệ thống cung cấp điện năng cho chính ngôi nhà. Công trình đặc biệt hiệu quả về tiêu thụ điện năng thấp.
(Theo Báo Xây dựng)