Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Gạch Việt liệu có được "cứu" như Prime?

Dẫu đại gia gạch lớn nhất tạm ấm chỗ trong kỳ ngủ đông của BĐS, gạch ốp lát Việt vẫn đành nằm im chờ "chết"...
Thương vụ Siam Cement Group (SCG) mua lại 85% cổ phần của Prime Group đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Xôn xao một phần vì giá trị thương vụ khá lớn (7,2 tỷ baht xấp xỉ 5.000 tỉ đồng), một phần vì ngành gạch ốp lát hiện tại của Việt Nam thực sự không phải là một thị trường béo bở để đầu tư.

Thời bất động sản còn chưa đóng băng, nhiều cổ phiếu ngành gạch là những khoản đầu tư “hái ra tiền”. Bản thân ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam cũng đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 6 thế giới với năng lực sản xuất hơn 400 triệu mét vuông gạch mỗi năm. Nhiều cái tên trong gạch ốp lát trong nước đã đạt tầm cỡ khu vực và thế giới như Viglacera, Đồng Tâm và nhất là Prime, tập đoàn được tạp chí World Ceramics xếp là DN sản xuất gạch lớn thứ 5 trên thế giới và đứng đầu tại Việt Nam.

Thế nhưng, khủng hoảng kinh tế và sự đóng băng của thị trường bất động sản đã khiến việc kinh doanh đảo chiều 180 độ, ngành gạch ốp lát hiện đang trong tình trạng tồn "chết dần".

Trong 2 năm qua, các doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành nay như Viglacera, Taicera, Đồng Tâm, liên tục báo cáo thua lỗ. Riêng Prime Group, doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát lớn nhất Việt Nam với thị phần nội địa khoảng 20% tuy vẫn có lãi nhưng lợi nhuận cũng không nhiều.

Ông Đinh Quang Huy- Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam- cho biết, hiện mức tồn kho của gạch ốp lát đã vượt gấp 2 lần mức bình thường với giá trị tồn kho đạt khoảng 3.000 tỉ đồng.

Trong đơn xin giải cứu các DN ngành bộ Xây dựng vừa gửi tới Chính phủ tháng 9/2012 vừa qua, ước tính lượng tồn kho gạch ốp lát toàn ngành khoảng 60 triệu m2, trong đó 40 dây chuyền đã phải dừng sản xuất.
Nhiều công ty gạch doanh thu cao nhưng lợi nhuận gần bằng 0 thậm chí còn âm


Sự đi xuống đó đã kéo theo không ít DN sản xuất gạch nổi tiếng một thời. Công ty gạch Đồng Tâm trong báo cáo tài chính cuối năm 2011 đã công bố mức lỗ khủng lên tới 190 tỉ đồng.

Trong báo cáo kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012, một số công ty chuyên sản xuất gạch ốp lát thuộc họ Viglacera như Viglacera Tiên Sơn (VIT) và Viglacera Thăng Long (TLT) đều báo lỗ. Cụ thể, Viglacera Tiên Sơn công bố mức LNST âm 17,5 tỉ đồng còn Viglacera Thăng Long âm gần 32 tỉ.

Một ông lớn khác trong ngành gạch ốp là công ty CP công nghiệp Gốm sứ Taicera, năm ngoái công bố lãi hơn 80 tỉ thì 9 tháng đầu năm nay đã báo lỗ hơn 10 tỉ đồng.

Riêng với Prime, trong 6 tháng đầu năm 2012, Prime Group kinh doanh vẫn có lời, lợi nhuận tăng trưởng 8% so với cùng kỳ nhưng cũng chỉ ở mức 39,9 tỷ đồng. Trong khi đó, thị phần của Prime lại giảm từ 30% từ năm 2008 xuống còn 20%.


Việc các DN sản xuất gạch ốp lát cũng như các ngành vật liệu xây dựng khác làm ăn thua lỗ được xem là xu hướng tất yếu khi thị trường bất động sản đóng băng. Hiện tại, không ít các doanh nghiệp ngành này đang có dấu hiệu phá sản, dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do nhu cầu tiêu thụ của thị trường quá thấp.

Trong báo cáo tài chính quý 3, hầu hết các DN đếu có mức hàng tồn kho cao. 9 tháng của năm 2012, lượng hàng tồn kho của Taicera lên tới 427 tỉ đồng, gấp 1,5 lần mức tồn kho của năm 2011. Không chỉ giá trị tồn kho ngày càng lớn, tỉ lệ hàng tồn kho thành phẩm của nhiều DN gạch cũng ở mức 60 - 70%.

Mức tồn kho của 1 số DN sau 9 tháng 2012 đã xấp xỉ 12 tháng 2011


Sự suy giảm lại làm tăng giá thành sản phẩm do chi phí khấu hao tăng. Nhưng áp lực chi phí đối với doanh nghiệp không chỉ có thế. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là những sản phẩm cơ bản như gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch ngói... có đặc điểm chung là sử dụng nhiều năng lượng. Việc giá điện, xăng dầu và than tăng liên tục trong thời gian qua đã đẩy chi phí sản xuất tăng vọt. Thêm vào đó, lãi vay ngân hàng cao ngất ngưởng cùng sức ép từ thị trường gạch ốp lát số 1 thế giới – Trung Quốc đang đẩy nhiều công ty vào bước đường cùng.

Những con số “lỗ khủng” trong năm qua của các công ty sản xuất gạch ốp lát, lượng hàng tồn kho cao cùng dự báo một năm 2013 không mấy sáng sủa của thị trường bất động sản cho thấy nhu cầu gạch cho thị trường trong nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục ở mức thấp. Việc nhà đầu tư bỏ cả đống tiền để thâu tóm một DN sản xuất gạch có thể coi là một bước đi mạo hiểm và đặt ra câu hỏi về hướng đầu tư trong thời gian tới, một mục tiêu dài hạn trong tương lai hay nhằm cung cấp cho một thị trường bên ngoài Việt Nam?

Bài viết liên quan

Bán đất Hưng YênBán kho Hồ Chí MinhBán căn hộ Quảng NgãiBán nhà Cà MauBán biệt thự An GiangBán nhà mặt phố Đắk LắkVăn phòng Hà NộiCho thuê chung cư Nam ĐịnhCho thuê biệt thự Bến TreCho thuê nhà mặt phố Thanh HóaBán shophouse Quận 4Bán Condotel Lâm ThaoBán chung cư Cái BèBán chung cư Kon RẫyBán biệt thự Bình ThủyBán nhà mặt phố Phù NinhBán đất Long XuyênCho thuê căn hộ Đồ SơnCho thuê chung cư Tây HồCho thuê nhà Bắc YênBán shophouse Xã Ninh QuớiBán nhà mặt phố Xã Kim NỗBán đất Xã Phước TràCho thuê kho Phường 2Cho thuê nhà Xã Đại SảoBán shophouse Đường Võ Công TồnNhà trọ Đường DH501Cho thuê shophouse Đường Kim BàiCho thuê nhà Đường Nguyễn Công TriềuCho thuê nhà mặt phố Đường Nguyễn HiệuCho thuê nhà KĐT Thống NhấtCho thuê căn hộ Meyhomes CapitalCho thuê chung cư KĐT Tân Hồng - Đông NgànCho thuê chung cư The Gold CityCăn hộ Thảo Điền PearlChung cư KN Paradise Cam RanhChung cư The Empire - Vinhomes Ocean Park 2Cho thuê chung cư KĐT La KhêChung cư New Times CityCho thuê căn hộ KĐT Tân Việt