Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Hà Nội: Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Chủ đề: Nhà ở xã hội
Hà Nội đã và đang thực hiện Chương trình phát triển nhà ở để giải quyết nhu cầu ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn Thành phố. Dù vậy, tỷ lệ diện tích đất dành cho NOXH tại thủ đô mới chỉ chiếm 1.5 - 2% so với tổng diện tích đất xây nhà ở nói chung.

Nhà ở xã hội vẫn còn ít

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, nhưng hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố thuộc tỉnh Hà Tây trước đây, đều nằm trong đối tượng điều chỉnh để phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung. Vì vậy, việc xác định các quỹ đất 20% tại các dự án đầu tư này còn nhiều biến động.

Mặt khác, dù Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NOXH) quy định rõ, dự án khu đô thị phải dành 20% quỹ đất cho NOXH, nhưng thực tế vẫn có nhiều chủ đầu tư vi phạm quy định.

nhà ở xã hội
Cần tăng tỷ lệ diện tích đất dành cho NOXH trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Hơn nữa, Hà Nội khó có quỹ đất ở những vị trí thuận lợi để xây dựng NOXH. Đây cũng là nghịch lý vì nhà ở dành cho người nghèo trong đô thị không thể đẩy xa trung tâm. Đồng thời, dự án phải có hạ tầng kỹ thuật, kết nối với xung quanh mới đảm bảo môi trường sống và sự công bằng cho người có thu nhập thấp.

Cần minh bạch các thông tin về dự án NOXH

Trong năm 2014 và 2015, Thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng để đẩy mạnh việc phát triển loại hình NOXH. Theo danh sách mà Bộ Xây dựng công bố, trong năm 2015, có nhiều dự án nhà ở thương mại đăng ký chuyển đổi thành dự án NOXH và các dự án NOXH (đang xây dựng) cho công nhân KCN và người có thu nhập thấp tại Hà Nội cũng tạo điều kiện để các đối tượng tiếp cận dễ dàng hơn.

Song, để người có thu nhập thấp tiếp cận được NOXH, cần xây dựng quy chế quy định rõ ràng, minh bạch và cụ thể từng khâu như công bố rộng rãi danh mục dự án nhà ở cho mọi đối tượng; công khai tiêu chuẩn đối tượng sử dụng, danh sách đơn vị cá nhân có nhu cầu và đúng tiêu chuẩn.

Đồng thời, nơi tổ chức tiếp nhận nhu cầu, đăng ký nên là một đơn vị đầu mối có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc đăng ký phải có xác nhận của đơn vị quản lý đối tượng (nên là tổ chức Công đoàn hay Mặt trận Tổ quốc của cơ sở, đơn vị) để tránh tình trạng một hộ gia đình hay tên một người lại được mua hay đăng ký nhiều lần, nhiều nơi, hay đã và đang sở hữu nhiều loại hình ở, trong đó có cả vợ chồng, con cái đã được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước trước đây… trong khi những đối tượng thật (không có “mối” quan hệ) lại không thể biết khi nào đến lượt.

Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng NOXH

Việc Nhà nước thành lập Quỹ Phát triển nhà cho người có thu nhập thấp, tài trợ các dự án nhà ở dành cho đối tượng này và giúp họ mua nhà với lãi suất thấp cũng là để giải quyết bài toán giảm chi phí đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp mua được nhà ở chất lượng.

Theo đó, nguồn vốn hình thành Quỹ này có thể là một phần tiền sử dụng đất, toàn bộ tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc do ngân sách bố trí như một nguồn phúc lợi xã hội. Sẽ tùy thời điểm và điều kiện mà xem xét hỗ trợ vốn xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường nội bộ, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước) cho các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Cần phải nói thêm, việc “tài trợ” nói trên không phải là hình thức bao cấp. Đây là chính sách tạo điều kiện mà người có thu nhập thấp được hưởng một cách gián tiếp thông qua chủ đầu tư. Nhà nước cũng nên động viên các tổ chức tín dụng có cơ chế hỗ trợ trong việc kéo dài thời hạn vay vốn đối với các chủ Dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Nguồn: https://batdongsan. com.vn/phan-tich-nhan-dinh/ha-noi-day-manh-xa-hoi-hoa-dau-tu-xay-dung-nha-o-xa-hoi-ar81475

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán đất Bình DươngBán đất Cao BằngBán nhà Lạng SơnCho thuê kho Tiền GiangCho thuê căn hộ Hồ Chí MinhCho thuê căn hộ Đồng NaiCho thuê chung cư Vĩnh LongCho thuê nhà Hà NộiCho thuê biệt thự Lạng SơnCho thuê biệt thự Hà GiangBán shophouse Sơn DươngBán đất An PhúBán đất Quảng NinhBán Condotel Cần GiờBán nhà Tân PhúBán đất Tân PhúVăn phòng Thông NôngCho thuê shophouse Thanh TrìCho thuê nhà Bình TânCho thuê biệt thự Cai LậyBán đất Phường 10Nhà trọ Phường Ea TamNhà trọ Xã Ngọc LongCho thuê chung cư Xã Hạ ThônCho thuê nhà Xã Đông MỹBán nhà Đường Giang LiễuBán đất Đường Đầm TrấuNhà trọ Đường Thịnh ĐánCho thuê nhà Đường Nguyễn Văn ThủCho thuê nhà mặt phố Đường Nghi Sơn - Bãi TrànhCho thuê nhà KĐT Chí LinhCăn hộ Nguyền Đình ChiểuCho thuê chung cư 9 Điện Nam Điện NgọcCho thuê căn hộ Dragon TownBán nhà Lucky HomeCho thuê chung cư Gia Định PlazaCho thuê chung cư VCN - Phước LongCho thuê nhà Thăng Long CityChung cư Airlink City 3Cho thuê nhà KĐT Đông Sơn