Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Khó thực thi nhà ở xã hội tại đô thị vì "không môn đăng hộ đối"

Chủ đề: Nhà ở xã hội
Hiện nay, chủ đầu tư không "mặn mà" với các dự án biệt thự hay căn hộ cao cấp dành cho người thu nhập thấp bởi người nghèo không có đủ điều kiện để sinh sống tại đây. Vì thế, Bộ Xây dựng đang kiến nghị, cho phép các chủ đầu tư có dự án không phù hợp làm nhà ở xã hội được trả bằng một khoản tiền tương ứng.

Doanh nghiệp không mặn mà

Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên có trách nhiệm dành 20% diện tích đất xây dựng dự án để xây dựng nhà ở xã hội là nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo, người nghèo, người thu nhập thấp cũng cần được hưởng các hạ tầng cơ sở hiện đại, chứ không đưa người nghèo sống tập trung một chỗ như một số nước đã thực hiện, vì rất dễ hình thành những khu ổ chuột.

Ngoài ra, việc đưa người nghèo ở tách biệt không khác nào cắt nguồn sống của họ, bởi khi ở xen lẫn, thì ngoài tạo ra sự giao thoa tốt, người nghèo cũng có thể buôn bán để kiếm sống.

Bên cạnh đó, do tại nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội hiện nay rất hạn hẹp. Trong thời kỳ phát triển nóng, hầu hết các dự án xây dựng nhà ở đều tập trung vào phân khúc nhà ở cao cấp, mà bỏ quên phân khúc dành cho người thu nhập thấp, dẫn đến sự lệch pha trong quan hệ cung cầu.

Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai thực hiện, quy định trên đã không thể thực hiện ở nhiều địa phương.

Đơn cử như tại Hà Nội, kết quả kiểm tra cho thấy, trong số 12 dự án nhà ở, khu đô thị mới của thành phố, có 1 dự án hoàn toàn không dành một chút quỹ đất nào để làm nhà ở xã hội theo quy định. Trong 11 dự án có dành quỹ đất, chỉ có 3 dự án triển khai xây nhà ở xã hội, 3 dự án chuyển đổi sang xây dựng nhà tái định cư, còn lại cho chuyển đổi sang nhà ở thương mại hoặc bán đấu giá quyền sử dụng đất.

nhà ở xã hội
Nhiều doanh nghiệp không mặn mà với quy định dành 20% tổng quỹ đất của dự án để làm nhà ở xã hội.

Ngoài ra, trong số 11 lô đất dành làm nhà xã hội trong các dự án khác, mới có 4 lô có mặt bằng, còn 7 lô chưa được giải phóng mặt bằng.

Nhận xét về chính sách này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, chính sách nhà ở xã hội ở đô thị là một quy định mang tính nhân văn và nhìn chung là có lợi cho người dân. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, vẫn chưa được sự hưởng ứng tích cực từ phía các chủ đầu tư.

Sẽ cho hoán đổi bằng tiền

Để tháo gỡ vướng mắc trên, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó cho phép doanh nghiệp được để lại 20% diện tích làm nhà ở xã hội để xây nhà thương mại.

Tiếp đó, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 08/2014/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 188. Theo đó, trường hợp chủ đầu tư dành 20% tổng quỹ đất được giao trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội để đầu tư nhà ở thương mại thì được phép áp dụng tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thương mại theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, quy định này vẫn không làm các doanh nghiệp mặn mà hơn. Ông Hà cho biết, tỷ suất lợi nhuận đối với nhà ở xã hội bị khống chế ở mức 10% là khá thấp, trong khi nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng, hay những rủi ro trong thi công, nên không hấp dẫn doanh nghiệp.

Hiện nay, đa số dự án bất động sản hiện nay đều đã được triển khai từ trước khi Nghị định 88 và Thông tư 08 ban hành. Việc thay đổi chính sách làm xáo trộn mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của các chủ đầu tư với dự án như phải điều chỉnh lại quy hoạch, làm kéo dài thời gian, tăng chi phí và ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo ông Hà, tại nhiều dự án chuyên làm biệt thự hay căn hộ cao cấp mà phải dành diện tích xây nhà ở xã hội cũng không hợp lý vì người nghèo không có đủ điều kiện để sinh sống tại đây. Chính vì vậy, Bộ Xây dựng đang kiến nghị cho phép các chủ đầu tư có dự án không phù hợp làm nhà ở xã hội được trả bằng tiền tương đương với diện tích 20% đó theo tính toán của cơ quan chức năng địa phương. Cụ thể, số tiền này sẽ được nộp vào quỹ phát triển nhà ở xã hội của địa phuơng đó để triển khai dự án phù hợp với người thu nhập thấp.

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán shophouse Hà NộiBán đất Bến TreBán căn hộ Quảng NgãiBán chung cư Lai ChâuBán chung cư Cao BằngBán nhà mặt phố Hồ Chí MinhBán đất Bắc KạnPhòng trọ Bến TreVăn phòng Thanh HóaCho thuê nhà Gia LaiBán Condotel Phú NhuậnBán kho Tiểu CầnBán nhà Quế SơnBán nhà mặt phố Dĩ AnBán nhà mặt phố Cà MauBán nhà mặt phố Cam LộBán đất Ba VìCho thuê kho Long PhúCho thuê kho Cà MauCho thuê kho Gia ViễnBán nhà mặt phố Xã Nam HồngBán đất Phường Tân PhúCho thuê kho Xã Quảng ThanhCho thuê chung cư Xã Kim ThưCho thuê biệt thự Xã Văn LemBán đất Đường Cồn CỏBán biệt thự Đường 30/10Bán đất Đường Nguyễn Văn ChơnVăn phòng Đường Dốc Thọ LãoCho thuê nhà Đường 52ACăn hộ Phú An CenterCho thuê chung cư Vincom Shophouse Royal Park Chung cư Kim Cương Xuân ĐỉnhChung cư Chung cư Hoàng GiaCho thuê căn hộ Khu đô thị ID JunctionCho thuê chung cư Goldland Cồn KhươngChung cư Marine BuildingCăn hộ Cienco 4 TowerCho thuê căn hộ Times Garden Vĩnh YênCho thuê Hòn Dấu Resort