Những cây cầu có tuổi đời mấy trăm năm, lợp mái ngói cổ kính, nằm soi mình trên dòng nước trong xanh đã làm cho phong cảnh làng quê Việt Nam có thêm một vẻ đẹp hữu tình thật khó quên. Hiện nay, trên cả nước còn lại 4 cây cầu ngói được chia đều cho 2 miền Bắc Bộ và Trung Bộ.
Tất cả các cây cầu này đều làm bằng gỗ và được lợp mái ngói. Thân cầu được chia thành các gian và có kết hợp thờ cúng. Tại miền Bắc có cầu ngói Phát Diệm thuộc tỉnh Ninh Bình và cầu ngói Chùa Lương, tỉnh Nam Định. Nổi tiếng nhất trong loại hình cầu ngói Việt Nam phải kể đến cầu ngói Thanh Toàn tại thành phố Huế và Chùa Cầu, thành phố Hội An.
Cầu ngói Thanh Toàn, Ninh Bình
Cầu ngói Thanh Toàn bắc ngang qua một con mương nhỏ |
Cây cầu này có hình dáng cầu vòng, bắc qua con mương nhỏ chảy trong làng. Toàn bộ thân cầu đều được làm bằng gỗ, phía trên được lợp mái ngói ống tráng men. Cầu dài khoảng 17m, rộng 4m và được chia làm 7 gian với gian giữa dùng để thờ cúng.
Lối kiến trúc của cầu ngói Thanh Toàn |
Phần trang trí cho cầu chủ yếu tập trung ở phần mái ngói với các họa tiết long, lân, quy, phụng. Không quá đặc sắc về mặt kiến trúc nhưng cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng là nhờ sự giao hòa giữa cây cầu và không gian đồng quê xung quanh.
Chùa Cầu, Hội An
Đây chính là hình ảnh biểu tượng của thành phố di sản Hội An luôn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nét độc đáo trong lối kiến trúc của Chùa Cầu đã khiến hàng triệu du khách biết đến loại hình cầu ngói ở Việt Nam.
Nét cổ kính của Chùa Cầu |
Cây cầu này còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản do nhiều tài liệu ghi chép rằng cây cầu do người Nhật Bản xây dựng. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con cù – một loại thủy quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chắn ngang lưng con cù, trấn yểm loài thủy quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu dài 18m với 7 gian bằng gỗ, có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu.
Mái ngói trạm trổ công phu |
Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Đặc biệt, 2 bên đầu cầu có 2 cặp tượng chó (linh cẩu) và khỉ (thần hầu) được thờ cân đối 2 bên.
Qua thời gian, loại hình kiến trúc cầu ngói không còn được phát triển mạnh mẽ. Song những cây cầu ngói như Thanh Toàn hay Chùa Cầu đã trở thành nhân chứng cho những giai đoạn lịch sử quan trọng khác nhau và là hiện thân quý báu cho loại hình kiến trúc cầu ngói độc đáo của Việt Nam.