Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Kiến trúc sư tại Việt Nam đang phải đóng quá nhiều vai

Nếu như ở nước ngoài, công việc của các kiến trúc sư là chuyên tâm thiết kế thì ở Việt Nam, kiến trúc sư phải ôm đồm quá nhiều việc, toàn những việc trời ơi đất hỡi không liên quan đến...chuyên môn.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn về nội dung dự thảo luật Kiến trúc sư, cách đây gần bốn năm (2009), KTS Hoàng Thúc Hào đã chua chát nhận định: “Hiện tại, kiến trúc sư phải dành quá nhiều thời gian cho các công việc khác bên ngoài, không phải sáng tác (như chạy việc, chạy dự án, chạy giấy phép xây dựng, quan hệ với chủ đầu tư, chiều chủ đầu tư…). Thật là một sự vô lý và lãng phí. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi – đòi hỏi luật Kiến trúc sư phải làm thế nào để trả lại được 80% thời gian cho kiến trúc sư dành cho việc sáng tạo…”. Cho tới nay, tình trạng thực tế của kiến trúc sư cũng không khá hơn là bao nhiêu, và luật Kiến trúc sư vẫn chưa ra đời. Công việc, vai trò chính của kiến trúc sư là sáng tạo, nhưng kiến trúc sư phải đóng quá nhiều vai…

Những vai chính danh

Nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm xã hội… của kiến trúc sư là sáng tạo – một công việc sáng tạo đặc biệt, không giống như ở các ngành văn học – nghệ thuật khác. Điều đó kiến trúc sư và nhiều người đều hiểu, song nói sáng tạo thì e rằng… chung chung quá! Trong khi đó, công việc “hậu sáng tạo” để tác phẩm ra đời rất cụ thể, và tác phẩm không phải là sở hữu của kiến trúc sư. Vậy thì, kiến trúc sư làm gì; hay nói cách khác – kiến trúc sư phải đóng những vai gì – theo đúng tinh thần nghề nghiệp?

Tư vấn : là bước khởi đầu cho quá trình hình thành công trình xây dựng cụ thể. Đó là việc đưa ra những phân tích, định hướng trên nhiều lĩnh vực liên quan đến công trình; như tư vấn đầu tư (phối hợp cùng các chuyên gia kinh tế), tư vấn giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật…; tư vấn giải pháp vật liệu, thi công; tư vấn quản lý và vận hành công trình… trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đối với dự án. Sản phẩm của quá trình tư vấn có thể là những trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư, chủ nhà (với những công trình nhỏ), có thể là những tài liệu – báo cáo, hoặc những bản vẽ (sơ bộ) thể hiện được ý tưởng, ý đồ phát triển, định hướng cho dự án, công trình; hoặc kết hợp các biện pháp trên.

Quá trình tư vấn chính là quá trình đi tìm tiếng nói chung giữa kiến trúc sư và “ông chủ”, là quá trình hình thành và đưa ra ý tưởng, thể hiện phương pháp làm việc cũng như sự sáng tạo, khoa học trong những giải pháp của kiến trúc sư. Thực chất, quá trình này rất quan trọng, là tiền đề cho mọi diễn biến tiếp sau, nhưng ít khi được nhìn nhận đúng – nhất là đối với mảng công trình nhỏ, nhà ở gia đình. Nhiều cuộc “tình duyên” đứt gánh giữa chừng mà đôi bên đều cảm thấy không hài lòng.


Thiết kế: là giai đoạn sau của quá trình tư vấn, để dần đi đến hình hài công trình. Tuỳ quy mô công trình và tính chất của dự án mà quá trình thiết kế được phân chia thành các bước khác nhau; cuối cùng là hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công – những bản vẽ này sẽ là căn cứ để tính toán tài chính, vật liệu… và mang ra công trường để thi công. Vai trò của kiến trúc sư là cụ thể hoá những ý tưởng, giải pháp ban đầu trong quá trình tư vấn thành những thiết kế cụ thể với những mặt bằng công năng, không gian kiến trúc, hình khối, đường nét cho hình thức; cùng những số liệu, kích thước, chủng loại vật liệu, màu sắc…; làm sao triển khai được những ý tưởng ban đầu, phù hợp với thực tiễn xây dựng (vấn đề kinh tế, khả năng cung ứng vật liệu và giải pháp kỹ thuật trong thực tế, trên thị trường).

Nói chung, trong tiến trình một dự án kiến trúc, tư vấn và thiết kế gắn bó chặt chẽ với nhau; và có thể trùng lẫn vào nhau ở một số công trình vào một vài thời điểm.

Quản lý: ở đây chỉ đề cập tới vấn đề quản lý chuyên môn, chuyên ngành; không đề cập tới vấn đề quản lý hành chính, tài chính hay các phạm vi khác. Kiến trúc sư, với tư cách là tác giả công trình, hay còn được gọi là chủ nhiệm đồ án, kiến trúc sư chủ trì… còn có nhiệm vụ quản lý chuyên môn trong quá trình tư vấn – thiết kế công trình đó. Bởi để thực hiện ra một sản phẩm cuối cùng là những bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công, thì phải trải qua thời gian dài, qua nhiều bước cùng nhiều nhân lực. Kiến trúc sư phải là người nắm tổng quan, điều phối, kết nối các giai đoạn, các hạng mục, các bộ môn chuyên ngành khác… trong đồ án.

Còn có nhiều vai chính danh khác mà kiến trúc sư có thể đảm nhận trong hoạt động nghề nghiệp, như giảng dạy – đào tạo, nghiên cứu, lý luận – phê bình, làm công tác bảo tồn – trùng tu… Trên đây, và trong phạm vi bài viết này chỉ giới hạn những vai trong công tác thiết kế, tạo dựng công trình.

Và những vai bất đắc dĩ

Những vai bất đắc dĩ này chắc chắn không có kiến trúc sư chân chính nào muốn đóng, xong thực tiễn xã hội bắt họ phải như vậy. Lâu dần thành quen, nên kiến trúc sư cũng cảm thấy… bình thường, và xã hội cũng nhìn vào cũng rất bình thường. Điều đó dần dần lấy đi vai trò chính của kiến trúc sư, và dường như đang có những tiềm ẩn tối màu trong bối cảnh hành nghề kiến trúc và vị thế nghề nghiệp của người kiến trúc sư.

Vai trò của kiến trúc sư là cụ thể hoá những ý tưởng, giải pháp ban đầu trong quá trình tư vấn thành những thiết kế cụ thể với những mặt bằng công năng, không gian kiến trúc, hình khối, đường nét cho hình thức; cùng những số liệu, kích thước, chủng loại vật liệu, màu sắc…


Vai “quan hệ”: như phần đầu bài viết đã đề cập, kiến trúc sư phải lo chạy, lo xin xỏ, vận động để có dự án, có công trình, có hợp đồng. Trong quá trình triển khai lại phải lo các loại giấy tờ – thủ tục xin phép xây dựng, xin thoả thuận quy hoạch - kiến trúc, xin… đủ thứ – mà đáng ra đấy không phải là công việc của mình. Để được việc, kiến trúc sư phải làm hài lòng, chiều chủ đầu tư, các quan chức sở ban ngành… Từ đó nảy sinh nhiều tiêu cực, tham nhũng. Đây là một mảng tối nhưng hiện rất rõ trong xây dựng và hành nghề kiến trúc sư.

Vai hoà giải : khi “ông chủ”, bên A là một… tập thể, và ai cũng có cái tôi quá lớn, không ai chịu ai; kiến trúc sư lại phải đóng vai trò hoà giải, để chiều lòng tất cả mọi người. Vai hoà giải của kiến trúc sư xuất hiện ở cả công trình lớn và công trình nhỏ – như nhà ở gia đình. Và nhiều khi để mỗi người vui một chút, mỗi người có phần tiếng nói một chút, công trình sẽ rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”. Nhưng khi có vấn đề không ổn, khi có sự cố, khi sản phẩm bị phê phán thì kiến trúc sư lại là nạn nhân đầu tiên.

Vai hoạ viên : vai trò, nhiệm vụ của kiến trúc sư là sáng tạo, là đưa ra những ý tưởng kiến trúc, những giải pháp thiết kế, chứ không phải trực tiếp sản xuất bản vẽ. Tất nhiên kiến trúc sư có thể làm nếu muốn; nhưng đúng vai trò thì kiến trúc sư không đủ thời gian. Nhiều kiến trúc sư kiêm cả vai trò hoạ viên – việc này tương đối phổ biến; do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả vấn đề đào tạo cũng như cơ chế hành nghề. Đó là hoạ viên theo nghĩa đen. Còn ở một góc độ khác, kiến trúc sư cũng là hoạ viên; bởi không có vai trò sáng tạo trong các công trình, chỉ là người vẽ thuê theo ý của ông chủ, bởi ông chủ có tiền và có quyền. Những dạng công trình này vẫn tồn tại, vẫn mọc lên và kiến trúc sư cũng vẫn thoả hiệp bởi cơm áo gạo tiền…

Vai giám sát, tổ chức – quản lý thi công : kiến trúc sư lăn lưng ở công trường là điều thường thấy trong các công trình nhỏ, công trình nhà ở gia đình. Xuất phát từ việc đi thực tế công trường để lấy kinh nghiệm, hoặc thực hiện vai trò giám sát tác giả; và cũng xuất phát từ mong muốn tốt đẹp, thiện chí là làm sao để công trình tốt hơn, kiến trúc sư đã phải thực hiện công việc này. Khi cách thức thi công và quản lý xây dựng còn chưa chuyên nghiệp, trình độ thợ hạn chế, chủ đầu tư hay can thiệp… kiến trúc sư buộc phải gánh lấy vai này để thực hiện cho đúng thiết kế, đúng ý tưởng. Tuy nhiên, có một mặt khác cần suy nghĩ , đó là việc tham gia vào thi công đang là một cách làm kinh tế hiệu quả của kiến trúc sư, khi mà thiết kế phí quá bọt bèo!

Vai “cò” : nói thì buồn, nhưng đó là sự thật. Trong quá trình tư vấn, thiết kế, kiến trúc sư hay được chủ đầu tư, chủ nhà đề nghị giới thiệu thợ thuyền, các đơn vị thi công, cung cấp dịch vụ xây dựng, trang thiết bị, vật liệu… vì kiến trúc sư am hiểu và có nhiều thông tin hơn. Nhất là trong mảng nhà ở gia đình, không phải ai, chủ nhà nào cũng biết và có thời gian để thực hiện những công việc đó. Kiến trúc sư được tin tưởng để nhờ vả, giao phó. Ở một phía khác, nắm được tâm lý và cách thức làm việc như vậy, các đội thi công, các đơn vị cung cấp dịch vụ thi công xây dựng “kết nối” với kiến trúc sư để có mặt trong công trình. Thay vì làm việc một cách vô tư và khách quan với đúng tinh thần – đạo đức nghề nghiệp, kiến trúc sư chủ động dần – bằng cả thủ thuật, tiểu xảo – trong việc đưa “người” của mình vào, bằng cách này hay cách khác, để có… phần trăm. Và thậm chí chủ động đưa cả vào thiết kế những hạng mục, vật liệu “hiếm”, “độc” mà chỉ có những đối tác của mình thực hiện được nhằm đạt mục đích kinh tế chứ không phải là chuyên môn kiến trúc.

Còn rất nhiều vai bất đắc dĩ nữa mà kiến trúc sư phải nhập, phải đóng; có thể là thường xuyên, có thể là bất thường trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trên đây chỉ là những phác hoạ cho thấy nỗi khổ của kiến trúc sư, cũng là những băn khoăn trăn trở của giới làm nghề.


KTS Nguyễn Trần Đức Anh

Bài viết liên quan

Bán shophouse Bình ThuậnBán đất Hải DươngBán kho Bắc GiangBán căn hộ Hồ Chí MinhBán căn hộ Hải DươngVăn phòng Nghệ AnCho thuê chung cư Đồng NaiCho thuê biệt thự Hà NộiCho thuê biệt thự Phú ThọCho thuê nhà mặt phố Vĩnh LongBán shophouse Sa ThầyBán shophouse Đăk HàBán Condotel Côn ĐảoBán kho Hoàn KiếmBán nhà mặt phố Quận 10Cho thuê kho Bảo ThắngCho thuê shophouse Hương KhêCho thuê chung cư Huyện Cai LậyCho thuê nhà Thọ XuânCho thuê biệt thự Hòn ĐấtBán căn hộ Thị trấn Thường TínBán nhà Phường Võ Thị SáuCho thuê shophouse Xã Sông LũyCho thuê căn hộ Thị trấn Đạ TẻhCho thuê nhà Thị trấn Phù YênBán căn hộ Đường Xuân Thiều 28Bán đất Đường A5Phòng trọ Đường Vũng Thùng 3Cho thuê căn hộ Đường Long VĩCho thuê chung cư Đường Giáp BátCho thuê căn hộ Lynn Times Phú YênCăn hộ Hiyori Garden TowerCho thuê căn hộ Hưng Thái 1 & 2Cho thuê căn hộ Green CityCho thuê căn hộ Diamond ConnectChung cư KĐT Cổ NhuếCho thuê chung cư TechPort CityBán nhà Dream Town Bắc GiangBán nhà Nam Cầu Tuyên Sơn-Nam Việt ÁCho thuê nhà Nhơn Trạch