Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ

Việc cải tạo nhà cũ thường gây nhiều khó khăn cho chủ nhà và đơn vị thi công hơn đối với việc xây dựng một ngôi nhà mới hoàn toàn vì nó bị ràng buộc bởi các kết cấu có sẵn.
Đa phần các ngôi nhà trước đây được xây dựng một cách tự phát, dựa vào kinh nghiệm của nhóm thợ xây nên không được sự bố trí thật sự tốt. Điều này dẫn đến việc công năng sử dụng không hợp lý: kê đồ nội thất khó, sử dụng các không gian không thuận tiện, thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, chất lượng các công trình không cao cộng với quá trình cải tạo manh mún khi sử dụng gây ra các hiện tượng võng, nứt sàn, tường, gây thấm dột hoặc ẩm chân tương gây mốc tường...

Việc cải tạo nhà cũ có thể tiết kiệm được 1/3 giá trị đầu tư cho một ngôi nhà mới vì có thể tận dụng được toàn bộ phần móng, phần tường bao che công trình và sàn các tầng. Tuy nhiên, công cuộc cải tạo này cũng gây không ít khó khăn cho gia chủ và đơn vị thi công bởi những hạn chế do cấu trúc cố định của ngôi nhà cũ.



Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm trong khi cải tạo một ngôi nhà cũ:

- Bước 1: Khảo sát hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình (có thể là nhà kết cấu tường chịu lực, các bạn vẫn có thể xử lý tốt và nâng tầng thành công hoặc mở rộng các không gian trong nhà).

- Bước 2: Dựa vào hệ kết cấu hiện trạng đưa ra phương án cải tạo nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió đồng thời phù hợp với hệ kết cấu cũ. Trong bước này ta cũng có thể đưa phương án gia cố một số vị trí móng nhằm cấy thêm cột để thay đổi một phần hệ kết cấu chịu lực nhằm đạt được những không gian trong nhà như mong muốn cũng như thay đổi hình thức kiến trúc bên ngôi nhà.

- Bước 3: Xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như chân tường thấm ngược gây mốc, võng sàn, nứt tường , nứt cổ trần, cấy dầm và sàn mới....

Cách xử lý các hiện tượng:

+ Chân tường: Có thể dùng biện pháp bóc bỏ tất cả các lớp vừa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng mạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà, trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 900mm so với cốt sàn nhà (bạn có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường).

+ Xử lý võng sàn, nứt sàn: Trong quá trình sử dụng, chủ nhà thường tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng, xây tường trực tiếp lên sàn các tầng tại vị trí không có dầm. Theo thời gian các sàn sẽ võng vì bị một lực lên tập trung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây hiện tượng võng sàn,(gây thấm dột, bong vữa trần).

Để xử lý hiện tượng này nên phá dỡ những bức tường xây sai qui định (xây trên sàn mà không có dầm). Để có thể xây tường lên sàn của bạn phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.

+ Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: Do quá trình sử dụng lâu năm, hoặc do khi xử lý xây tường ban công, tường chắn mái... thợ thi công không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược, không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà do đó khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước tại chân tường. Khi nắng lên, nhiệt độ thay đổi lớn, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh ở gây nứt cổ trần.

Để xử lý hiện tượng này cần sử dụng xử lý lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ 1 phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao đồng thời xây vát góc tránh đọng nước vị trí chân tường giao giữa tường và trần nhà.

+ Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn, và sàn cũ: Trong trường hợp cải tạo công năng nhà ta phải thay đổi vị trí cầu thang do đó bạn sẽ phải tiến hành việc cấy dầm mới, cấy sàn mới. Có nhiều biện pháp để thực hiện công việc này. Phương pháp thi công vẫn hay dùng nhất là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới. Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy giáp làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối rồi sau đó đổ một lớp hồ xi măng nguyên chất nhằm tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau (trước khi đổ bê tông phải dùng nước sạch đánh rửa các vị trí đầu nối, mạch liên kết bê tông cũ và mới). Ở một vài vị trí đưa con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn vào hệ khung nhà cũ. Biện pháp này phải dùng keo bê tông loại đặc chủng.

KTS Quốc Tuấn
Văn phòng kiến trúc nội thất Đô Thị Xanh
Theo Archi
Bán đất Hà NộiBán Condotel Quảng TrịBán Condotel Bạc LiêuBán kho Bạc LiêuBán căn hộ Hải PhòngBán chung cư Nghệ AnBán nhà mặt phố Sóc TrăngNhà trọ Bà Rịa Vũng TàuNhà trọ Lào CaiCho thuê kho Hồ Chí MinhBán Condotel Hướng HóaBán kho Đăk GleiBán kho Bình MinhBán căn hộ Thủ ThừaBán chung cư Mộc ChâuBán đất Krông PaPhòng trọ Hoàng MaiNhà trọ Vạn NinhCho thuê nhà mặt phố Thủ ĐứcCho thuê nhà mặt phố Đức ThọBán shophouse Xã Quang TiếnBán shophouse Xã An SơnBán đất Xã Xuân ĐàiBán căn hộ Xã Thanh AnBán biệt thự Phường 11Bán căn hộ Đường Nhị Bình 9ANhà trọ Đường Âu Tàu Rạch ChanhCho thuê shophouse Phố Đường ThànhCho thuê shophouse Đường Văn Thánh 1Cho thuê nhà mặt phố Đường Vùng Trung 3Cho thuê chung cư Sophia CenterBán nhà KĐT Việt HànChung cư Hưng Thịnh Golden LandCho thuê chung cư Gemek TowerCho thuê nhà Clarita Khang ĐiềnCho thuê nhà Hưng Gia Garden CityCho thuê nhà Novabeach Cam RanhCăn hộ Tecco TowerCăn hộ Cienco 4 TowerCho thuê căn hộ Tân An Riverside