Cùng khám phá cách sử dụng bảng màu này qua các ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1: Một căn bếp chật
Hãy xem những gì màu vàng có thể đem đến cho không gian chật hẹp này. Toàn bộ tủ bếp được và hệ thống giá ốp tường giúp mở rộng không gian và tầm mắt. Trong khi đó, sơn tường xanh nhạt chỉ có tác dụng làm nền, để tăng sự nổi bật của khối tủ bếp. Ở đây, màu trắng đóng vai trò trung gian chuyển màu, giúp cân bằng giữa hai tông nóng và lạnh.
Ví dụ 2: Căn bếp rộng hơn
Với một căn bếp rộng hơn, với diện tích tường lớn hơn thì màu xanh lại nên được dùng với "liều lượng" cao hơn. Vẫn là bộ giá ốp tường giống ví dụ 1 nhưng các kiến trúc sư đã quyết định sơn chúng đồng màu với màu tường, giảm thiểu màu vàng một cách tối đa.
Lý giải cho cách làm này nằm ở bộ bàn ghế và sàn gỗ. Chúng không ăn nhập gì với màu vàng nhạt và hãy thử hình dung nếu vẫn áp dụng nguyên tỉ lệ màu sắc như ví dụ đầu tiên, bạn sẽ tạo ra thảm họa gì?
Ví dụ 3: Phòng khách nhiều ánh sáng
Vàng là màu của nắng, vì vậy với một không gian lấy được nhiều ánh sáng như phòng khách này, ta có thể mạnh tay sử dụng bộ salon vàng nổi bật. Nhưng hãy lưu ý, bàn trà cần được sơn màu trắng, tránh màu gỗ của sàn nhà, nếu không tình trạng có thể tương tự ví dụ thứ 2 vừa được nhắc tới.
Ví dụ 4: Phòng ngủ trẻ em
Phòng ngủ cần tạo cảm giác dịu nhẹ, yên tĩnh cho con người. Vì vậy, cho dù bạn đang phải decor phòng ngủ cho một cậu nhóc hay cô bé nghịch ngợm, hãy nhớ rằng, màu xanh được khuyến khích hơn màu vàng. Vẫn là bảng phối màu trên, nhưng hãy giảm thiểu màu vàng, điểm xuyết nó bằng những bông hồng hay các đường viền trên tấm vải rèm và gối tựa.
Như vậy, qua 4 ví dụ điển hình trên, bạn có thể rút ra 2 bài học lớn từ việc phối màu vàng và xanh:
1. Xanh nhạt là màu nền hoàn hảo để nâng tầm của màu vàng lên một cấp độ khác. Chúng trông sẽ càng tuyệt hơn khi đi cùng màu trắng.
2. Hai màu này cũng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch trong decor. Càng nhiều xanh, phải càng ít vàng đi và ngược lại.
(Theo Vzone)