Không gian chung giữa phòng ăn và khách. |
Sự liên thông đó có thể là một khúc ngăn nhẹ nhàng bằng một vách nhỏ đóng vai trò là bình phong. Ngăn cách, nhưng vẫn có tính "mở", tạo một cảm giác vừa riêng biệt lại vừa thông thoáng. Bức vách này có thể là một bức bình phong bằng gỗ được cách điệu thành giá để các đồ trang trí, hay là một bức vách kính trong suốt, một vách tường gạch trong suốt, thậm chí có thể là một món đồ trang trí có tính chất phân chia không gian ước lệ như bình gốm nghệ thuật hoặc chỉ là những chậu hoa. Điều này khiến không gian ngăn cách giữa phòng khách và bếp ăn mà lại không làm giảm đi việc dựa không gian vào nhau giữa hai căn phòng. Hai căn phòng luôn có không gian riêng mà lại không tạo cảm giác tù túng trong một khoảng không gian hẹp.
Những ngăn cách hờ hững giữa bếp và phòng khách. |
Tuy nhiên, nhiều gia chủ lại thích bố trí bếp ăn và phòng khách gần như là một. Việc bố trí này phải thật sự khéo léo và sự sạch sẽ của khu vực bếp ăn phải luôn được ưu tiên nhất. Bếp ăn thường được bố trí bám sát vào vách tường, bộ bàn ăn càng nhỏ gọn và sáng đẹp càng tốt, thường các Kiến trúc sư hay bố trí bàn kính trong suốt cho bộ bàn ăn để đảm bảo độ sáng của cả căn phòng. Bộ sofa và các tiện nghi của phòng khách cũng được bố trí một cách đơn giản, gọn, đẹp và sáng màu. Bếp ăn vừa là phòng khách không chỉ đóng vai trò tận dụng không gian hẹp mà còn chính là bộ mặt của cả căn nhà. Bếp ăn sạch sẽ gọn gàng sẽ tạo được không gian đẹp cho phòng khách và cho cả căn nhà.