Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực, giá nhà sẽ tăng đột biến?

Theo quy định tại Dự thảo Luật kinh doanh BĐS, trong thời gian tới sẽ có hai loại phí "đánh" vào các doanh nghiệp địa ốc. Đại diện của giới chủ doanh nghiệp địa ốc nói rằng những chi phí này sẽ tính vào giá thành căn hộ hoàn thiện.

Theo Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, doanh nghiệp địa ốc sẽ đối mặt với hai loại phí là: Tiền ký quỹ thực hiện dự án BĐS và tiền bảo lãnh cho người mua nhà.

Sau khi Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực
Sau khi Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực, giá nhà sẽ có biến động lớn


Doanh nghiệp địa ốc cạn vốn

Theo đề xuất tại Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, chủ đầu tư dự án nhà ở chỉ được phép ký hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai khi đã có bảo lãnh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế nếu xảy ra biến cố.

Nói thêm về quy định này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: Trên thế giới, nhiều nước có hẳn hiệp hội các nhà bảo lãnh nhà ở nhưng ở Việt Nam chưa có. Vì vậy Chính phủ sẽ chỉ định một công ty tài chính hoặc ngân hàng đứng ra bảo lãnh, họ sẽ giám sát nguồn tiền huy động sử dụng đúng mục đích và chịu trách nhiệm bồi thường nếu chủ đầu tư không bàn giao nhà.

Không chỉ phải đóng tiền bảo lãnh người mua nhà, cũng theo dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, doanh nghiệp địa ốc sắp tới sẽ phải có nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ dự án BĐS khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.

Nói về hai khoản phí này, ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng hai loại phí kể trên sẽ là gánh nặng mới của doanh nghiệp BĐS.

“Hiện tại, doanh nghiệp BĐS phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ tài chính như phí giải phóng mặt bằng, phí sử dụng đất,… Nếu cộng thêm phí bảo lãnh vào tiền ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cạn vốn”, ông Châu nói.

Các loại phí sẽ được tính vào giá nhà và người mua nhà phải chịu

Giải thích rõ hơn về số tiền doanh nghiệp địa ốc phải nộp khi thực hiện phí bão lãnh cho người mua nhà, Thứ trưởng Nam nói rằng: “Số tiền bảo lãnh sẽ được cộng vào giá bán và người mua nhà phải chịu. Vì đây chính là phí bảo đảm quyền lợi cho người mua nhà”.

Còn về phí ký quỹ dự án BĐS, trước những quy định trong dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Hiệp hội BĐS Tp.HCM đã gửi văn bản kiến nghị bổ sung một số nội dung. Theo văn bản này, Hiệp hội BĐS Tp.HCM đề nghị xây dựng chế định ký quỹ theo một số nguyên tắc như: Không áp dụng ký quỹ đối với các dự án mà doanh nghiệp đã thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án.

Ngoài ra, trong trường hợp có bảo lãnh đầu tư, bảo lãnh thực hiện dự án, hoặc văn bản của tổ chức tín dụng cam kết cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp thực hiện dự án thì không phải ký quỹ.

Ông Châu nói rằng hiện nay chưa quy định rõ tiền ký quỹ được tính theo tỷ lệ % trên mức đầu tư nào của dự án cho phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp.

“Nếu tiền quy định ký quỹ này được tính theo mức tổng hoàn thiện dự án, dự kiến chỉ vài chục % thôi thì sẽ không một doanh nghiệp nào chịu nổi. Theo tôi, nếu phải ký quỹ chỉ nên tính đến giai đoạn xong bồi thường giải phóng mặt bằng, chứ tính mức tổng đầu tư dự án thì doanh nghiệp sẽ chết hết”.

Nói rõ hơn về hai loại phí sắp tới các doanh nghiệp địa ốc phải đóng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM nói: “Nếu dự án nhà ở hàng trăm căn hộ thì số tiền bảo lãnh cũng rất lớn. Ngoài ra còn khoản ký quỹ, tôi có hỏi thì cán bộ bên NHNN nói khoảng 30%. Dự kiến hai khoản tiền sẽ rất lớn, những gánh nặng này sẽ được tính vào chi phí đầu tư ban đầu”

Ông Lê Hoàng Châu khẳng định: “Như thế, xét cho cùng thì người mua sẽ phải chịu. Tất cả khoản phí doanh nghiệp bỏ ra đều tính và giá thành của người mua”.

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán chung cư Yên BáiBán chung cư Bình PhướcPhòng trọ Vĩnh PhúcCho thuê kho Lạng SơnCho thuê kho An GiangCho thuê chung cư Phú YênCho thuê nhà Hà NộiCho thuê nhà Đắk NôngCho thuê biệt thự Trà VinhCho thuê nhà mặt phố Hồ Chí MinhBán shophouse Mường TèBán đất Quận 12Bán Condotel Thanh XuânBán căn hộ Cẩm XuyênBán nhà Chư SêNhà trọ Yên SơnVăn phòng Trấn YênCho thuê kho Trần Văn ThờiCho thuê căn hộ Trà ÔnCho thuê nhà Chư PăhBán Condotel Xã Tô HiệuBán đất Xã Chiềng KhoongCho thuê kho Xã Thành MinhCho thuê căn hộ Phường 3Cho thuê chung cư Phường Trà BáBán đất Đường Giải phóng A SoBán kho Đường Yên ThuậnNhà trọ Đường Ngọc LanCho thuê kho Đường DG2Cho thuê chung cư Đường Vân GiaCho thuê The Arena Cam RanhChung cư 584 Lilama SHB plazaCho thuê nhà Dabaco Lạc VệChung cư KĐT DarescoCho thuê chung cư Blooming TowerCăn hộ KĐT Crown VillasCho thuê căn hộ Chung cư 60 Hoàng Quốc ViệtCho thuê chung cư Golden City 12Chung cư An Phú Eco City Cần ThơChung cư Lan Anh Residential