Cổng làng cổ Đường Lâm với cây đa, mái ngói đậm chất làng quê Bắc Bộ. Ngôi làng nằm cách trung
tâm Hà Nội 47km, còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ 300-400 năm tuổi xây bằng đá ong.
Nhà gỗ cổ của gia đình ông Hùng có tuổi đời gần 400 năm. Ông Hùng là thế
hệ thứ 12, hiện cả gia đình vẫn đang sống tại đây.
Cổng nhà cổ kính được xây hoàn toàn bằng đá ong. "Khi làm nhà, đàn ông trong mỗi gia đình thường
đi đào những tảng đá ong nằm sâu dưới lòng đất, về cắt xén thành bản vuông xếp chồng lên nhau,
sau đó lấy bã trấu, bùn để tạo chất kết dính", ông Hùng cho biết.
Kết cấu nhà cổ mang đậm dấu ấn Bắc Bộ, gồm 5 gian 2 dĩ. Trong đó, 3 gian chính giữa là nơi thờ cúng
tổ tiên, phía trước là bộ trường kỷ dùng để tiếp khách; 2 gian ở hai phía chái nhà là phòng ngủ.
Cửa chính ngôi nhà làm hoàn toàn bằng gỗ, có thể tháo rời để khi có việc quan trọng (cỗ
tiệc hiếu, hỉ, giỗ, khao thọ…), chủ nhà có thể tháo cánh cửa ra dùng như tấm phản thay
chiếu, đồng thời giúp nhà thông thoáng.
Chủ nhà cho biết, ngôi nhà có hệ thống cửa chính và cửa sổ thoáng đãng nên
bên trong luôn mát mẻ dù ngoài trời nắng nóng
Vì, kèo được làm bằng gỗ với những đường chạm trổ hoa văn rất tinh xảo
Trong nhà còn giữ được nhiều món đồ cổ có giá trị về mặt văn hóa, niên
đại như bình sứ, bát sứ, mâm đồng 3 chân...
Chiếc mâm đồng 3 chân này đã tồn tại hơn 3 thế kỷ, ngày xưa chỉ nhà khá giả mới có
Một chiếc mâm gỗ cổ mà chủ nhà còn lưu giữ được
Bộ tràng kỷ và tủ chè cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được gìn giữ cẩn thận
Chạn bát cũng là một vật dụng có từ lâu đời, chủ nhà chuyển lên gian chính để du khách tham quan
Gian bếp vẫn còn treo đó và nơm bắt cá, một nét sinh hoạt
quen thuộc của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Trước nhà là khoảng sân gạch rộng rãi, nơi trẻ con vui chơi, người lớn ngồi trà nước khi
rảnh rỗi. Góc sân còn có chum nước mưa đậm dấu ấn làng quê.
Dù nhiều hạng mục trong nhà đã xuống cấp, gỗ bị mối mọt nhưng gia đình ông
Hùng vẫn cố gắng giữ nguyên trạng, không vội tháo dỡ hay xây mới...
Cột nhà cũ, mọt dần theo thời gian
Sập gụ chạm trổ cầu kỳ, là một món đồ dùng của các gia đình khá giả thời xưa
"Ngôi nhà là một phần giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại, con cháu không nỡ tháo bỏ hoặc xây mới...”, chủ nhà tâm sự. Được biết, vào năm 2008 Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm đã tiến hành đo đạc và thẩm định trùng tu ngôi nhà, tổ chức Jica và Sở Văn hóa cũng đứng ra bảo tồn và phục chế tôn tạo lại ngôi nhà cổ quý giá này.
Ông Hùng cho biết thêm, thời điểm trước khi ngôi nhà được công nhận là di sản văn hóa cần phải bảo tồn, đã có những vị khách tìm đến hỏi mua toàn bộ khu nhà với giá hơn 1 tỷ nhưng gia đình nhất định giữ lại, không bán.