Ngôi nhà đặc biệt của ông Nguyễn Văn Trường ở tỉnh Vĩnh Phúc
Trong suốt hơn 30 năm nay, ông Nguyễn Văn Trường (Vĩnh Phúc) đã dành hết thời gian cho công việc sưu tầm đồ cổ, với nhiều loại gốm sứ đa dạng từ các thời Hán, Đường, Tống...của Trung Quốc đến các đời Lý, Trần, Nguyễn… của Việt Nam có giá trị từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Cách ông Trường lưu giữ các đồ vật cổ mà theo ông là "cho khỏi mất" cũng chẳng giống ai: “Biết trong nhà đang sở hữu nhiều loại cổ vật đẹp và quý, nên tôi sợ để lâu không giữ gìn được, mất cắp như chơi, nên ý tưởng gắn đồ cổ của mình thành một ngôi nhà dần hình thành. Gắn các đồ vật như vậy sẽ lưu giữ được lâu năm và hơn hết mọi người có thể ngắm toàn bộ cổ vật khi đến chơi nhà”. Ông Trường chia sẻ.
Ông Trường cho biết thêm: Từ thời trai trẻ trong ông đã có niềm đam mê với đồ cổ. Vào năm 1988, căn nhà khoảng hơn 100 mét vuông của ông bắt đầu chất đầy đồ cổ lỉnh kỉnh gốm sứ các loại. Cho đến nay tài sản của ông tổng cộng đã gắn gần 1 vạn chiếc đĩa, 1 tạ rưỡi xèng, 20kg tiền xu, hơn 20kg các loại khuy áo bằng đồng, bằng đá và còn vô vàn các mảnh sành cổ khác… lên ngôi nhà của mình.
Sở hữu ngôi nhà gốm sứ độc nhất vô nhị của mình Ông Trường tâm sự rằng một trong những mong muốn lớn nhất của ông chính là nhằm bảo tồn, lưu giữ cho người dân về những di vật cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.
Ngôi nhà độc nhất vô nhị của ông Trường được tạo thành bằng hơn 9000 tác phẩm gốm sứ cổ |
Chủ nhân của ngôi nhà được người dân trong làng gắn cho cái tên "Trường cổ" |
Từ trong nhà, ngoài sân đến cổng ra vào đều được trang trí bằng những mảnh gốm sứ có niên đại từ các triều đại Hán, Đường, Tống, Lý, Trần.... |
Phía trước cổng được gắn kết hàng trăm chiếc đĩa, bình sứ cổ |
Phải mất 16 năm ông Trường mới hoàn thành ngôi nhà |
Không gian phía bên trong ngôi nhà nhìn hết sức lạ mắt và độc đáo |
Chủ nhân ngôi nhà cũng trang trí hàng rào bằng đủ loại đồ gốm lâu năm |
Các đồng xu cũng được gắn kết tạo thành tác phẩm để trang trí cho ngôi nhà |
Cách trang trí nhà bằng việc ghép các đồ gốm sứ cổ theo ngẫu hứng đã tạo nên nét độc đáo hiếm có cho gia chủ. |