Có hai trường hợp phổ biến trong thiết kế đối với đất méo như sau:
- Xây nhà vuông trên đất méoĐối với những mảnh đất méo mà có diện tích tương đối thoải mái thì giải pháp cụ thể chính là “gặp đất xéo thì làm nhà vuông” như các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên. Tức là đứng trước khu đất không vuông vắn KTS thường quy về những đường vuông để lên phương án xây dựng cho ngôi nhà. Mảnh xéo của đất còn chừa lại sau khi “quy hoạch” được đưa vào thiết kế sân vườn, tiểu cảnh, non bộ hay đường dạo quanh nhà làm nên không gian ngoại thất sinh động, duyên dáng.
- Tạo phòng vuông trong nhà méo
Gặp nhà xéo thì làm phòng vuông áp dụng trong trường hợp mảnh đất của gia đình không lớn và nhu cầu sử dụng cao. Khi đó, tất cả diện tích đều được tận dụng tối đa nhằm phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Như vậy nghĩa là không có diện tích trống ở phần ngoại thất làm sân vườn, tiểu cảnh.
Dù mảnh đất méo ở hình thù nào, khi xử lý, kiến trúc sư cũng quy về những đường vuông góc để thuận tiện cho kê đồ trong những không gian riêng tư như phòng ngủ, khách, bếp… Những góc thừa ở vị trí méo sẽ được tận dụng triệt để cho không gian phụ như WC, tủ đồ, thông tầng, giếng trời, cây xanh…
Nét duyên cho nhà từ những đường cong
Ngoài việc dùng những đường thẳng để quy về hình vuông góc, để làm nên nét nghệ thuật độc đáo cho ngôi nhà KTS có thể dùng những đường cong tiếp xúc, hoặc kết hợp cả thẳng và cong để tạo ra nhiều không gian sống động. Từ đó, có sự xô lệch về không gian kiến trúc. Ví dụ như thiết kế tiểu cảnh, giếng trời trong nhà vừa có tác dụng thông gió, cung cấp ánh sáng và lại là điểm nhấn sinh động cho ngôi nhà nhờ cách sử dụng vật liệu, làm vòi phun nước hay trồng cây xanh…Nhờ đó ngôi nhà không có cảm giác mất công bằng như hiện trạng của mảnh đất mà thật sự cuốn hút nhờ những “mẹo” nhỏ trong thiết kế. KTS. Nguyễn Đắc Thạnh
Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim
(Theo Archi)