Nhiều bà nội trợ có thói quen lưu trữ rất nhiều đồ ăn, vỏ bưởi, vỏ cam, quýt, hạt gấc… trong tủ lạnh. Vấn đề là họ chẳng có thời gian ngó ngàng tới những nguyên liệu này và để chúng thiu thối. Cách tốt nhất là hãy mở tủ lạnh, kiểm tra và vứt đi một loạt những thứ bạn không dùng đến. Những đồ dùng nhà bếp mà bạn chẳng mấy khi mó tới cũng nên cất trong kho hay đem cho, bán càng sớm càng tốt.
2. Thay thế những thứ đã hỏng
Nếu chiếc lò vi sóng, bếp, chảo không còn dùng được, hãy sửa hoặc thay thế ngay lập tức thay vì ngày nào cũng vào bếp và “chướng tai gai mắt”.
3. Cất những đồ thường dùng trong tầm tay với
Những dụng cụ nhà bếp bạn thường dùng nhất như thìa, đũa, dao… nên để trên giá, gần tầm tay với để dễ sử dụng khi cần. Những đồ dùng ít khi mó tới (nhưng vẫn cần thiết) như khay nướng barbecue, nồi hấp có thể cất trong kho hay ở trong phòng khác thay vì phòng bếp đã chật hẹp.
4. Xếp đồ theo tính năng
Những đồ dùng có tính năng tương đồng cần được xếp gần nhau. Ví dụ dao nên để gần với thớt, những chiếc cốc để đong (loại dùng để làm bánh) nên để gần với thìa và khay nướng…
5. Hộp và nhãn
Để căn bếp gọn gàng, dễ tìm đồ dùng, hãy cất từng thứ riêng biệt trong các hộp, túi có dán nhãn. Cà phê, chè có thể cất trong hộp để một ngăn riêng trong khi các loại bột làm bánh, men nở trong những hộp khác có dán nhãn. Bạn sẽ chẳng cần phải mở từng thứ một để ngửi, nếm trước khi nấu ăn, làm bánh.
6. Giấy nhớ
Hết nước rửa bát? Bồn rửa bát bị rò nước? Bếp chưa lau? Hãy dán một ít giấy nhớ lên tủ lạnh, khi lại những gì bạn định mà chưa kịp làm. Bạn sẽ biết cách sắp xếp thời gian của mình hơn và chẳng quên một việc nào lúc cuối ngày.
7. Treo đồ
Hãy đóng thêm giá, đinh lên tường để treo chảo, xoong, khăn lau bếp, găng tay… , tiết kiệm diện tích cho căn bếp hẹp.
8. Dọn ngay cả khi không “ngứa mắt”
Mỗi ngày, sau khi nấu ăn, rửa bát, hãy dọn qua căn bếp một lần. Bạn sẽ thấy việc mỗi ngày lau dọn 10 phút nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc mỗi tuần lau dọn cả tiếng!