1 . Lắp gương tường
Một chiếc gương phủ kín mặt tường lưng phòng bếp trong một căn hộ sang trọng ở Manhattan tạo ra ảo giác về một không gian rộng lớn hơn. Phòng bếp được mở rộng với một bên là phòng khách và một bên là phòng sinh hoạt gia đình, nơi mọi người cùng nhau ăn uống và xem tivi. Theo nhà thiết kế Faye Cone, kiểu thiết kế này giúp mở rộng cả hai không gian.
2. Treo cao tủ
Treo cao các tủ bếp giúp tối đa hóa không gian phòng bếp. Theo nhà thiết kế Emily O'keefe, do phòng bếp chật hẹp nên cô đã lắp các tủ bếp lên cao. Trần nhà cao 3,5m nhưng không để các tủ bếp chạm trần để tăng yếu tố trang trí cho căn phòng.
3. Chọn ghế không có tay vịn
Nhà thiết kế Suzanne Kasler kết hợp các ghế ăn không tay vịn theo phong cách Louis XV với bàn ăn trong các gia đình nông thôn Pháp ở thế kỷ 19. Ghế không tay vịn giúp ta dễ dàng ra, vào bàn ăn khi không gian chật hẹp.
4. Đựng đồ trong các khay
Những chiếc giỏ và khay vô cùng tiện dụng và mang đậm không khí gia đình, không chỉ dùng để đựng đồ mà còn giúp sắp xếp các bộ đồ có tổ chức. Tường sơn màu sáng và đồ gỗ nhẹ cũng giúp có cảm giác không gian được mở rộng hơn.
5. Một tủ với các ngăn đựng gia vị
Một tủ hẹp với các ngăn chứa các lọ đựng gia vị có thể tận dụng được những khoảng trống không sử dụng đến và dễ dàng giải quyết vấn đề của các lọ gia vị.
6. Dùng kệ mở
Không treo tủ bếp trên cao mà dùng những chiếc kệ mở vừa nhỏ gọn và dễ lấy đồ khiến không gian nhà bếp nhìn cũng thoáng hơn.
Ghế và tường đồng màu
Những chiếc ghế đẩu nhỏ gọn (không lưng tựa và tay vịn) đặt dưới quầy bếp có thể tiết kiệm được không gian. Màu của ghế, quầy bếp và tường gần đồng nhất giúp không gian có vẻ rộng rãi hơn. Nếu ta sử dụng nhiều màu sắc sẽ khiến không gian có cảm giác bị chia nhỏ.