Theo lý giải của thuyết phong thủy truyền thông, phòng bếp là khu năng lượng của hỏa (lửa), có “Táo hỏa chi khí” (khí của lửa bếp); phòng vệ sinh là khu năng lượng của thủy (nước), có nhiều “Độc âm chi khí” (khí âm riêng biệt). “Táo hỏa” và “Độc âm” đều thuộc khí không lành (bất cát). “Tuyết tâm phú” nói: “Cô dương bất sinh, độc âm bất thành” tức là chỉ 2 khí âm - dương này không điều hòa với nhau.
Thủy hỏa cận kề nhau, một là tạo thành từ trường xô đập nhau, hai là ảnh hưởng tối trạng thái năng lượng của cả ngôi nhà. Phòng vệ sinh và phòng bếp liên thông nhau, lưỡng khí trong xung, dễ tạo nên cục diện đối chọi nước lửa, dẫn tới người trong nhà nhiều bệnh tật.
Theo phong thủy, phòng bếp không nên liền kề với phòng vệ sinh.
Nhìn từ góc độ vệ sinh môi trường, phòng bếp là nơi chế biên nấu nướng thức ăn. Còn phòng vệ sinh là nơi thường ngày đại tiểu tiện, tắm táp v.v... Nếu phòng bếp liền thông, liền kề với phòng vệ sinh, thì về mặt vệ sinh sẽ xuất hiện vấn đề. Mùi xú uế tại phòng vệ sinh khó có thê loại trừ triệt để, dễ tạo nên chất uế tạp, nuôi dưỡng vi khuẩn, như vậy phòng bêp dễ lây nhiễm virus, vi khuẩn, không những làm ô nhiễm thức ăn mà còn gây bệnh tật đối với người.
Nếu để hơi ô uế từ gian vệ sinh xộc vào gian bếp thì cho dù giỏi nấu nướng đến mấy cũng khó lòng tạo nên được món ăn ngon miệng, ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn.
Qua đó cho thấy, trong căn nhà mà phòng bếp và phòng vệ sinh thủy hỏa liền kề, liên thông này là không thỏa đáng chút nào và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. Nếu một nhà ở lỡ có kết cấu như vậy rồi mà vô phương cải tạo thì buộc phải hết sức chú ý là cửa gian vệ sinh phải thường xuyên khép kín.