Tuy nhiên việc thiết kế không gian chức năng trên tầng áp mái có nhiều quy tắc mà bạn cần lưu ý để tạo được một căn phòng tiện ích mà phong cách. Dù bạn thiết kế phòng gác mái cho mục đính nào: phòng trẻ, phòng khách, nhà bếp hay phòng làm việc… cũng đều có những quy tắc riêng. Theo dõi bài dưới đây để có được những chỉ dẫn đúng cách cho mình nhé!
Quy tắc 1: Luôn luôn có một cửa sổ
Quy tắc 2: Trang trí cho bức tường bớt nhàm chán
Thông thường, nếu tầng áp mái được thiết kế dành cho giải trí hoặc các hoạt động sáng tạo ở nhà thì bạn không phải đặt nặng quá nhiều vấn đề. Tuy nhiên, ở đây, khi bạn có ý định sử dụng tầng áp mái cho các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ hay nhà bếp… thì cần ghi nhớ quy tắc thứ hai là trang trí cho những bức tường bớt nhàm chán. Để trống các bức tường trong phòng áp mái sẽ khiến nó trông thật đơn điệu, nhàm chán và gây ra cảm giác tù túng, chật chội. Trong khu vực này, bạn có thể sử dụng những quyết định can đảm nhất mà bạn không dám áp dụng ở các phòng thông thường khác. Đồng thời có thể sử dụng cả những vật liệu khác lạ để biến nó thành một không gian ngoạn mục hơn nữa. Bạn có thể trang trí bằng các bức tranh thiên nhiên, sử dụng các màu sắc tương phản để tạo điểm nhấn hay các hiệu ứng ánh sáng để tăng sự thu hút…Quy tắc 3: Nhấn mạnh phần mái nghiêng một cách đặc sắc
Quy tắc 4: Sử dụng sáng tạo các bức tường thấp
Bạn có thể khó chịu vì căn gác không phù hợp với nhiều đồ gỗ tiêu chuẩn. Nhưng bạn có thể tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, vừa khắc phục được nhược điểm về góc cạnh, lại vừa xây dựng được nét cá tính của riêng bạn. Tạo hốc và tích hợp các tủ ẩn, giường hốc tường, góc đọc sách hay bàn làm việc; khu vực lưu trữ hay góc trang trí… vô vàn những giải pháp ngắn và dài hạn để bạn có thể tìm kiếm cảm hứng hay lựa chọn.Quy tắc 5: Phân chia các không gian chức năng
Nếu gác mái của bạn đủ lớn hoặc bạn xây dựng nó cho phòng trẻ em thì hãy phân chia nó thành từng khu chức năng chuyên dụng. Nhưng không sử dụng phân vùng, vì nó dễ dàng phạm vào tầm nhìn khiến phòng gác mái càng trở nên chật chội và bị lộ rõ nhược điểm góc cạnh.(Theo PLXH)