2. Muốn có một góc làm việc thoáng đãng trong bếp thì yếu tố khoa học và gọn gàng cần được đặt lên hàng đầu khi bài trí nội thất. Một góc làm việc linh hoạt gồm mặt bàn gỗ sạch sẽ và một ngăn kệ tủ để đựng sách và tài liệu cần thiết. Trang trí thêm một lọ hoa nhỏ để bạn có thể tìm lại cảm hứng một cách dễ dàng hơn khi bắt đầu giải quyết công việc ngổn ngang trong ngày.
3. Nếu diện tích bếp nhà bạn cũng khá khiêm tốn, bạn vẫn có thể dành ra một khoảng vừa đủ, một chiếc bàn vuông nhỏ nhắn và chiếc ghế gọn gàng cũng đủ để bạn bắt đầu làm việc tại đây.
4. Tùy vào kích thước và hình dáng của căn nhà để bạn đưa ra quyết định tạo góc làm việc cá nhân phù hợp. Nếu huyền quan nhà bạn hẹp và dài, bạn cũng có thể tạo nên những góc làm việc đơn giản mà đầy đủ cho các thành viên ngay lối vào nhà mình.
5. Với tủ bếp hình chữ L thì khu vực làm việc của bạn ở một ngăn trống nhỏ xinh của tủ. Bằng sự linh hoạt và sáng tạo của mình, bạn sẽ biến góc bếp ấm cúng thành nơi làm việc yên tĩnh và hiệu quả.
6. Một "khe nhỏ" ranh giới giữa tủ đựng rượu và tủ bếp cũng có thể đưa vào diện "đủ tiêu chuẩn" để bạn nghiên cứu công việc hàng ngày.
7. Một lưu ý nữa khi bắt đầu chọn và sắp xếp góc làm việc, bạn nên dọn dẹp sạch sẽ, tránh để quá nhiều đồ đạc lộn xộn trên bàn sẽ khiến bạn khó tập trung trong công việc. Vì thế, một góc lõm của tủ bếp này được sắp xếp khá hợp lý với vai trò là một góc làm việc trẻ trung.
8. Tận dụng góc nhỏ dưới gầm cầu thang để đặt chiếc bàn nhỏ xinh cùng một chiếc tủ cất trữ đồ. Thêm một chiếc ghế gỗ xinh xắn là bạn đã có thể ngồi làm việc say sưa.
9. Một góc phòng nhỏ nhìn ra ban công được tận dụng triệt để mọi ngóc ngách để tạo nên góc làm việc lý tưởng. Đây không những là nơi lưu trữ đồ đạc, sách vở mà còn là nơi bạn có thể làm việc thoải mái.
10. Ngăn cách giữa phòng khách và phòng bếp là chiếc bàn nhỏ đủ để bạn miệt mài lướt web hay đọc sách hàng giờ. Bất cứ góc nhỏ nào trong nhà đều có thể giúp bạn hoàn thành công việc của mình nếu bạn biết cách sắp xếp gọn gàng và linh hoạt.
(Theo Archi)