Sức mua và lượng tiêu thụ VLXD trong tháng 5 đã tăng khoảng 30% so với các tháng trước.
Đối với mặt hàng xi măng, sắt, thép giá đầu nguồn tại nhà máy tăng không đáng kể, nguyên nhân tăng chủ yếu do thực hiện Văn bản số 778/TCĐBVN-ATGT của Tổng Cục đường bộ Việt Nam yêu cầu phải chạy đúng tải trọng xe đồng thời cũng dẫn đến cước vận tải tăng lên.
Thị trường VLXD có nhu cầu tăng đột biến, nguồn cung không đáp ứng kịp cầu đã khiến các loại sản phẩm như: Xi măng, sắt, thép và một số vật liệu nội thất cũng tăng theo. Sức mua tăng, lượng tiêu thụ hàng cũng đã tăng khoảng 30% so với các tháng trước.
Cụ thể, giá cả một số mặt hàng VLXD như xi măng Hà Tiên có giá từ 70 - 89 nghìn đồng/bao; xi măng Công Thanh (70); xi măng Holcim từ 79 - 88 nghìn đồng/bao; Lavila: lafarge - 70 nghìn đồng/bao; xi măng Hạ Long - Nghi Sơn - Thăng Long 69 nghìn đồng/bao; xi măng Fico từ 67 - 74 nghìn đồng/bao; xi măng Tây Đô 82 nghìn đồng/bao; xi măng trắng HP 160 nghìn đồng/bao.
Đối với thép xây dựng phi 6 - 8, tháng trước giá chỉ khoảng 13 - 14 triệu đồng/tấn, bước sang tháng 5 đã lên đến 14,6 - 15,3 triệu đồng/tấn. Khu vực miền Nam có nơi còn lên đến 17 triệu đồng/tấn. Thép xây dựng phi 6-8 Pomina hiện cũng ở mức 15 triệu đồng/tấn; thép xây dựng phi 6 - 8 LD Nhật đang ở mức 17 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó sắt tròn phi 6 - 8 (Vicasa) hiện là 14,7 - 15,5 triệu đồng/tấn, thậm chí sắt tròn phi 6 VN đang có giá là 18,2 triệu đồng/tấn.
Giá sắt, thép hiện đã tăng lên khoảng 5 - 10% so với thời gian trước đây.
Chủ đại lý bán VLXD tại Thanh Xuân đã cho hay từ đầu tháng 5 đến nay, một số vật liệu tại cửa hàng anh như: Xi măng, sắt, thép tăng lên khoảng 5 - 10%. Nếu như tháng 3 - 4/2014, xi măng Nghi Sơn bán khoảng 1.350.000 đồng/tấn, đến đầu tháng 5 tăng lên 1.500.000 đồng/tấn, tăng 150.000 đồng/tấn; xi măng Hoàng Mai từ 1.250.000 đồng/tấn, nay lên 1.350.000 đồng/tấn, tăng 100.000 đồng/tấn. Các loại thép Hoà Phát, Việt Úc, Thái Nguyên đều tăng từ 250.000 – 500.000 đồng/tấn.
Bên cạnh đó các VLXD nội thất như sứ - sen vòi cũng được điều chỉnh đáng kể. Hiện giá Lavabo của Inax, tùy loại, giá dao động từ 420 nghìn đến 1,65 triệu đồng/chiếc; Lavabo chân đứng Inax từ 400 nghìn đến 1,57 triệu đồng/chiếc.
Tiếp đến, hãng Caesar đang có giá từ 392 nghìn đến 450 nghìn/chiếc, Caesar chân đứng từ 294 - 624 nghìn/chiếc đối với hàng bình dân; hàng cao cấp từ 3,6 - 5,75 triệu đồng/chiếc. Đối với thương hiệu TOTO, Lavabo chân đứng có giá từ 1,25 - 3,39 triệu đồng/chiếc. Giá cao nhất trong nhóm vẫn là thương hiệu tên tuổi Koler, Lavabo chân đứng của thương hiệu này có giá từ 3,84 - 4,25 triệu đồng/chiếc, thậm chí có sản phẩm có giá từ 6,48 - 20,46 triệu đồng/chiếc.
Các sản phẩm VLXD nội thất như sen vòi vào mùa xây dựng cũng đang được bán khá chạy.
Các sản phẩm VLXD nội thất như sen vòi vào mùa xây dựng cũng đang được bán khá chạy. Giá sen vòi Inax hiện đang có giá từ 1,95 - 2,2 triệu đồng/chiếc đối với từng dòng sản phẩm; tương tự đối với Caesar có giá 942 nghìn đến 2,19 triệu đồng/chiếc; Toto giá từ 1,65 - 4,65 triệu đồng/chiếc.
Lý giải về sự tăng giá liên tục của các loại VLXD, các chủ cửa hàng VLXD cho hay, từ đầu tháng 5/2014 đến nay nhu cầu thị trường nóng lên do cước vận tải tăng. Từ khi có trạm cân ra đời, yêu cầu xe chở đúng trọng tải, hàng hoá không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng, giá biến động.
Mặt khác các nhà phân phối không đủ hàng để cung cấp cho các đại lý, không chỉ giá tăng mà còn khan hiếm hàng. Đây cũng là kết quả của tâm lý e sợ những năm trước hàng bị ứ đọng đầy kho nên năm nay không dám nhập nhiều.
Thị trường VLXD đang có sức mua tăng đột biến âu cũng là một tín hiệu vui cho ngành sản xuất VLXD. Đây đồng thời còn là thời điểm kéo theo sự tăng trưởng cho ngành vận tải và các dịch vụ khác. Điều này cho thấy tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế đang dần được phục hồi và từng bước tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực.