Trong thực tế, không gian mở còn mang lại cảm giác thú vị khi được xem ai đó nấu ăn. Và việc mở không gian này khá dễ dàng cho việc lưu trữ. Bạn có thể mở rộng khu vực lưu trữ của bạn vượt ra ngoài nhà bếp mà không cần thay đổi phần trang trí còn lại.
Bếp này về cơ bản chiếm toàn bộ một bức tường. Việc phân định không gian tượng trưng giữa bếp – khách – ăn bằng màu sắc và việc tiếp xúc với dầm trần. Bếp nấu và ăn với trần và tường trắng giống như một điểm sáng cho cả đại không gian. Đảo bếp cũng là một phần trong việc tham gia phân định không gian.
Không gian bếp mở này không có tính năng trang trí nổi bật mà phân định bếp từ phòng khách. Với thiết kế này, đảo bếp là một điểm nhấn trong việc phân định không gian. Đảo bếp đóng vai trò linh động với chức năng như một quầy bar và thậm chí là bàn ăn sáng. Trong thiết kế nội thất này, không gian mở thuận lợi cho nhà bếp vì nó giải quyết vấn đề lưu trữ. Ngoài ra, cả căn phòng rộng rãi và thoáng mát hơn nhiều trường hợp của hai phòng riêng biệt.
Phòng bếp - ăn - phòng khách này có một thiết kế nội thất và trang trí liên tục. Cả căn phòng có tường màu xám bổ sung bởi một trần màu trắng với rất nhiều đèn trần. Sàn gỗ tối màu mang lại độ tương phản. Bảng màu cho toàn bộ không gian bao gồm các tông màu đất và các yếu tố trắng sắc nét. Các không gian bếp phía sau của căn phòng tích hợp hoàn hảo vào trang trí tổng thể.
Đây là một bếp mở truyền thống hơn. Bếp nấu có chung phòng với khu vực ăn uống và trang trí mộc mạc hơn. Hệ dầm, sàn bằng gỗ sẫm màu và tường trắng tạo cảm giác ấm cúng mà vẫn cân bằng sắc nét một cách liên tục.
Thiết kế này kết nối khu vực nhà bếp hiện đại với khu vực sinh hoạt khác. Màu sắc của đảo bếp rất phù hợp với vải sofa. Đệm hài hòa với gối, bàn phù hợp với khung hình của khu vực lưu trữ. Tất cả từ màu sắc tới hình khối nội thất tạo thành dòng chảy của một không gian mở liền mạch.
KTS Vũ Quang Định, KTS Đặng Đình Hưng – Công ty CP Kiến trúc ASPACE