Nhưng tại phòng khách chủ yếu bày biện sô pha để ngồi tựa nghỉ ngơi, còn tủ chỉ có tác dụng chứa các vật trang trí cho đẹp mắt như đặt bình lọ, ti vi, dàn âm thanh và các vật trang trí khác.
Tủ ngoài chức năng chứa đồ gia dụng, thì nhìn từ góc độ phong thuỷ học, nó cũng bao hàm nhiều vấn đề quan trọng cần chú ý, để tránh phá hỏng phong thuỷ của phòng khách.
Trong phong thuỷ học chú trọng vật cao là sơn (núi), vật thấp là thuỷ (nước). Sự bài trí ở bất kỳ một môi trường nào, đều phải chú ý độ cao, thấp có “Sơn” có “Thuỷ” mới có thể sản sinh hiệu ứng phong thuỷ được.
Tủ trong nhà có cao thấp, lớn bé khác nhau. Nói chung, phòng khách lớn phải đặt tủ tương đối cao và tương đối to, còn trong phòng khách nhỏ thì ngược lại, tủ thường thấp và nhỏ. Như vậy mới đạt được hiệu quả cao thấp, to nhỏ vừa phải, thực dụng, mỹ quan. Nhưng trong môi trường nhà ở hiện đại, thì việc làm đẹp phòng khách hoặc xuất phát từ sở thích và nhu cầu của chủ nhà mà có khi trong phòng khách lớn lại đặt tủ hơi thấp và phòng khách nhỏ lại đặt tủ cao to để trang trí, ngăn cách.
Bài trí tủ trong phòng khách nên theo phong thủy.
Rất nhiều gia đình tại phòng khách đều kê tủ cao. Tủ cao phối trí cùng sô pha, một cao một thấp, một hư một thực, là sự phối hợp xen kẽ thật lý tưởng. Trên tủ cao có thể dặt ti vi, dàn âm thanh, đồ trang hoàng … vừa gọn gàng, đẹp mắt lai phối kết hợp thực dụng.
Trong phòng khách nếu đặt tủ tổng hợp thấp, trong khi sô pha cũng thấp, thì đã phạm phải điều đại kị trong phong thuỷ học là hữu “Thuỷ” vô “Sơn”, phải sửa ngay. Phương pháp hoá giải hay là trên nóc tủ nên đặt một bức hoạ dài suốt chiều ngang, về thị giác thì dường như thấy tủ cao hẳn lên so với sô pha, như vậy trong phòng khách hình thành thế “Sơn thuỷ hữu tình”.
Việc lựa chọn treo tranh cũng nên xem phòng khách trang hoàng của phòng khách mà quyết định, nhưng dù là tranh thuỷ mạc hay tranh sơn dầu, thì nội dung phong cảnh của tranh nên là cảnh thiên nhiên non xanh nước biếc hoặc cảnh rừng rậm hồ biển mênh mông.
Nếu không thích đặt bức tranh trên nóc tủ vốn thấp thì cũng có thể chọn phương thức phổ biến nhất là đặt bên trên nóc tủ một giá kệ nhiều tầng để bày biện những vật dụng trang trí như lục bình, tượng … vừa đẹp lại vừa làm cho tủ có vẻ cao hơn lên, làm cho đồ bày biện xen kẽ cao thấp hài hoà.
Nếu như trong phòng khách nhỏ lại đặt một tủ cao sẽ tạo nên cảm giác đè nén, bức xúc. Vậy nên đổi từng loại tủ có chiều cao vừa phải, sao cho nóc tủ cách trần nhà chừng 60 - 70 cm, khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng về mặt phong thuỷ, bởi nó có tác dụng làm khoảng không gian hoãn xung, khiến sự lưu thông không khí trong phòng khách có đủ không gian lưu chuyển, thông thoáng tự nhiên, không bị ngưng trệ.
Nếu phòng khách nhỏ mà muốn thiết kế có khoảng không gian lợi dụng hữu hiệu mà cần tủ cao lên tới gần trần, thì phương pháp biến thông linh hoạt là dùng loại tủ cao nhưng rỗng giữa, như vậy phần lòng tủ chừa ra đủ không gian, để có lợi cho “khí” luồn qua. Đặc điểm của loại tủ này là dưới nặng trên nhẹ, cho ta cảm giác chắc chắn mà vẫn thanh thoát, thấu khí.
Loại tủ này tuy cao tới sát trần phòng khách, nhưng vì phần giữa tủ tuy cao có khoảng rỗng tương đối lớn, nên vẫn cảm thấy không chật chội, làm giảm được cảm giác bị chèn ép. Phần dưới tủ có thể dùng để chứa sách hoặc các thứ linh tinh khác, còn các ngăn trống phía trên bày biện các đồ quy giá như đồ cổ hoặc các loại vật phẩm sưu tầm khác, còn các ngăn trống phía dưới đặt ti vi, dàn âm thanh, đầu đĩa … là cân xứng, hài hoà nhất.