Bếp và phòng ăn đặt trong không gian cuối nhà |
Giải pháp quan trọng nhất khi giải bài toán thiết kế là cân nhắc đặt cầu thang ở vị trí hẹp, bất lợi để dành diện tích tốt nhất cho khu vực phòng ngủ. Cầu thang một vế được đặt ngay ở lối vào chỉ có diện tích bề ngang gần 2m. Trong không gian bề ngang hẹp, kiến trúc sư chọn cách phát triển nhà theo chiều cao để tạo ra cảm giác rộng hơn. Tầng trệt cao 3,8m là một chiều cao bất thường và hiệu quả tạo ra là có thật. Sau khi chọn được vị trí cầu thang, xác định đường giao thông trong nhà, vấn đề còn lại là các giải pháp hỗ trợ. Tận dụng không gian đứng, các tủ sách được đưa lên tường, tận dụng tủ âm ở bất cứ không gian thừa: trên nóc nhà vệ sinh, gầm cầu thang... Chính vì vậy, phần chiều ngang hẹp ở các tầng trên vẫn tạo ra được không gian cho người ngồi làm việc, bên dưới vẫn sinh hoạt bình thường.
Cầu thang một vế trên phần diện tích hẹp, góc nhìn từ trong nhà ra ngoài |
Các vật dụng cũng được chọn lựa, thiết kế đơn giản. Vì trần cao nên hạn chế sử dụng đèn trần khó thay thế mà sử dụng đèn tường là chính. Màu sắc trong nhà không thay đổi nhiều nhằm tạo hiệu quả liền lạc toàn nhà, không bị nát.
Với chủ nhà, một thanh niên vừa trở về nước sau thời gian du học, tìm được một khoảng trời để ở, sinh hoạt trong khu vực không gian quen thuộc từ tấm bé nên anh đã hài lòng với ngôi nhà của mình. Anh sử dụng nhiều không gian cho việc lưu trữ sách nhằm thoả mãn thói quen đọc. Với kiến trúc sư, nếu coi việc thiết kế một ngôi nhà như giải một bài toán thì ở đây, anh đã hài lòng với đáp số mà mình tìm ra: sự hài lòng của chủ nhà.
Góc nhìn cầu thang từ ngoài vào, phía cuối tầng trệt là bếp, phòng ăn |
Phần diện tích nhỏ hẹp được thiết kế thành góc ngồi làm việc và đọc sách trên lầu một |
Mặt bằng lầu 2 |
Mặt bằng lầu 1 |
Mặt bằng trệt |
Các thông số về ngôi nhà:
Diện tích tổng cộng của một tầng: 30m2
Bề ngang mặt tiền phủ bì: 1,8m
Tổng diện tích xây dựng: 109m2
Chiều cao tầng trệt: 3,8m
Chiều cao các tầng còn lại: 3,4m
Thiết kế: KTS Dương Hồng Hiến – KTS Huỳnh Anh Kha
(Theo Archi)