- Trong điều kiện đô thị đất chật người đông, gió đến nhà sau khi đã đi qua các bề mặt tích nhiệt khác (như đường sá, nhà bên cạnh…), luôn chứa đựng hơi nóng hơn là gió trong điều kiện nông thôn vốn chủ yếu là cây xanh và ruộng đồng. Ta thấy ngôi nhà theo kiểu truyền thống hay đặt hồ nước trước nhà, và nhà xoay về phía nam, gần sông hồ để gió kết hợp với hơi nước bốc lên đem lại sự mát mẻ hơn (hình 1 & 2).
- Gió vào thì phải có gió ra, và cần các điểm phân tán gió để tránh các khối khí lưu thông thẳng hàng nhau gây ra hiện tượng gió lùa nếu không đảm bảo thông gió liên tục ở cả hai phía đón gió và thoát gió. Do vậy trổ giếng trời là cách hữu hiệu để không khí nóng trong nhà có chỗ bốc lên và thoát ra ngoài (hình 3).
- Cần hạn chế việc dùng quá nhiều những kết cấu đặc gây cản gió như lan can xây gạch kín, mảng kính bít bùng, trổ nhiều cửa nhưng cửa có ít phần mở (do ngại va đập, mưa tạt hoặc cảm giác thiếu an toàn).
- Bố trí nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt (như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng…), rèm vải dày, bàn ghế nệm, đồ đạc nhiều chi tiết ngóc ngách cũng đều là những thứ dễ tích bụi, mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi sẽ được… tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh (hình 4).
- Việc cách nhiệt không tốt (chống nóng cho mái, tường bao chung quanh…) cũng khiến ngôi nhà tuy có mở cửa đón gió mà vẫn bị nóng hầm hập. Cần lưu ý chống nóng và thông gió luôn là hai việc song hành nhau, nếu như muốn nội khí nhà ôn hòa.
Theo Thanh niên