1. Lưu trữ theo chiều dọc
Cách lưu trữ theo chiều dọc tức là bạn sẽ tận dụng thêm không gian ở chân tường hay trần nhà. Bạn có thể đóng thêm những hệ kệ trần hay quy hoạch một vài hệ kệ ốp dưới sàn để tăng thêm không lưu trữ cho bếp. Cách lưu trữ này sẽ giúp phòng bếp gọn gàng hơn nhiều.
2. Sử dụng gương để nới rộng không gian
Ngoài tác dụng để ngắm nhìn, gương còn có thể giúp không gian nhỏ hẹp trông rộng rãi hơn nhiều. Vì vậy, nếu phòng bếp của bạn có diện tích hạn chế, hãy tham khảo việc lắp một chiếc gương nhỏ để tạo sự phản chiếu, mang lại cảm giác bếp rộng hơn nhé.
3. Màu đơn sắc
Thực tế, một không gian thống nhất về màu sắc bao giờ cũng tạo cảm giác dễ chịu hơn là một không gian nhỏ nhưng quy tụ hàng tá màu sắc theo trường phái ngẫu hứng. Đặc biệt với phòng bếp nhỏ, nên chọn những tone màu tươi sáng, nhã nhặn, nhất là màu trắng, sẽ giúp đem đến cảm giác phòng bếp rộng rãi hơn rất nhiều.
4. Đóng một vài hệ kệ mở, kệ không cánh
Kệ mở không chỉ thoáng đãng mà còn khiến bạn có trách nhiệm hơn trong việc bài trí, sắp xếp đồ đạc sao cho gọn gàng. Vì thế hãy tham khảo thêm việc sử dụng một vài hệ kệ mở cho căn bếp nhà mình nhé.
5. Đừng quên trang trí
Đừng vì không gian bếp nhỏ mà bạn bỏ qua việc trang trí. Thực tế, sự chăm chút, trang trí giúp bếp hệ thống hơn cũng là bí quyết để bếp nhỏ thêm gọn gàng. Hãy thêm vào không gian nấu nướng của bạn một vài chậu cây nhỏ hay một tấm thảm . Không gian tươi sáng, có điểm nhấn nhá sẽ khiến căn bếp của bạn thêm sinh động hơn.
6. Đầu tư một vài đồ dùng đẹp, chất lượng
Một cách khá đơn giản là bạn có thể biến chính những đồ vật trong căn bếp thành đồ trang trí. Chẳng hạn, bộ đựng gia vị bằng gốm thật ấn tượng, những bộ bát đĩa xinh đẹp hay dụng cụ nấu ăn tone sur tone và hiện đại. Mặc dù khi đầu tư ban đầu có thể đắt nhưng về lâu dài, nó đảm bảo cho bạn một căn bếp đẹp. Và chính vì đẹp nên sẽ kích thích sự bày biện, giúp phòng bếp luôn gọn ghẽ, bắt mắt.