Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Biệt thự cổ: Xóa không nỡ, để không xong!

Xóa sổ hay bảo tồn biệt thự cổ là sự giằng co giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn, giữa hướng đến tương lai mai sau và những di sản không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc. Chính vì thế Hà Nội và Tp.HCM vẫn đang loay hoay trong việc "đối xử" với biệt thự cổ.

Tại khu vực Hà Nội, thống kê của Sở Xây dựng cho thấy TP hiện còn 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó có 562 biệt thự tư nhân đang sử dụng, 1.024 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 42 biệt thự ở trung tâm chính trị Ba Đình không được phép tư nhân hóa nằm trên các tuyến đường Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng...

Tp.HCM hiện cũng còn khoảng 1.000 biệt thự cũ nằm rải rác ở các quận, huyện. Đa phần số biệt thự này được xây dựng trước năm 1975,.

Chủ trương phân loại để bảo tồn, tôn tạo biệt thự cổ đã được Hà Nội và Tp.HCM thực hiện từ mấy năm trước đây. Thế nhưng cho đến nay, những câu hỏi như giữ biệt thự nào, loại bỏ biệt thự nào, đối xử ra sao với người dân trong các biệt thự vẫn vô cùng rối rắm. Sự dằng dai này xuất phát từ nhiều nguyên do, chi phí, con người và quan trọng, biệt thự cổ không chỉ đơn giản là một tòa nhà, mà còn là bản sắc đô thị, là văn hóa.

Theo TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nhiều khi người ta nhớ đến một TP chỉ bởi một công trình mang tính biểu tượng, biệt thự cổ ở Hà Nội hay Tp.HCM đã góp phần tạo nên bản sắc cho đô thị - cái không dễ để tạo lập.

Việc phá dỡ các biệt thự cổ về phương diện quy hoạch xây dựng thì rất đơn giản, nhưng đối với người dân thì có thể sẽ để lại ấn tượng rất lâu dài. Còn nhớ khi các nhà đầu tư ở Tp.HCM đập bỏ tòa nhà nằm ở góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi, kéo theo đó là sự xóa sổ cà phê Givral - một địa chỉ gắn với bao thăng trầm lịch sử của Sài Gòn xưa, đã gặp phải những phản ứng không nhỏ, đến khi quyết định phá bỏ Thương xá Tax để xây dựng metro, sự phản ứng của xã hội đã thực sự tạo thành làn sóng phản đối.

Và mới đây, khi Sở Quy hoạch Kiến trúc đề nghị tháo dỡ 13 biệt thự cũ trong khu trung tâm, Tp.HCM đã thành lập hội đồng xem xét đề nghị này, ngay lập tức vẫn đề này đã gây ra nhiều cảm xúc cho người dân TP. Sự đánh đổi giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn, giữa hướng đến tương lai mai sau và những di sản không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc là có thật. Và đây cũng chính là căn nguyên để những TP lớn loay hoay với các biệt thự, trong khi nhiều tòa nhà có độ tuổi 40-50 năm đã không còn đủ sức chống đỡ với thời gian và sức tàn phá của con người.

biệt thự cổ hà nội

Một ngôi biệt thự cổ ở Hà Nội bị sửa chữa, biến dạng. Ảnh: H.Trâm

Đơn cử như Hà Nội, từ năm 2013, TP Hà Nội đã có nghị quyết hỗ trợ người dân ra khỏi biệt thự để tôn tạo trùng tu. Và mỗi năm 2 kỳ họp HĐND, vấn đề biệt thự cổ luôn được đưa lên bàn nghị sự để chất vấn, tìm hướng giải quyết. Đã có không ít những ý kiến sắc sảo và gay gắt dành cho sự chậm trễ của TP Hà Nội. Nhưng đến nay, những câu hỏi giản dị như đi đâu, ngân sách nào để sửa, sửa xong để làm gì... vẫn chưa trả lời được.

Dù vẫn khoác "thương hiệu" mỹ miều là biệt thự, nhưng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, ít ai biết rằng nhiều biệt thự hiện nay người dân sống không khác gì trong khu ổ chuột. Cách đây vài năm, Sở Xây dựng Hà Nội đã đưa ra những con số khiến nhiều người sửng sốt: Số biệt thự có từ 5-10 hộ thuê chiếm tỷ lệ khoảng 50%; biệt thự có 10-15 hộ thuê chiếm đến 40%; cá biệt ngôi biệt thự ở số 8 Tăng Bạt Hổ, 128C Đại La chứa… 35-50 hộ dân sinh sống.

Tình cảnh một hộ gia đình chen chúc trong khoảng không gian riêng được chia khoảng 10m2, ngột ngạt, nóng bức, xập xệ, nhà vệ sinh chung… đủ khiến nhiều người nản lòng. Sự xuống cấp trong chất lượng sống này đã khiến hàng loạt biệt thự bị băm nát để mở cửa hàng cho thuê, biến khuôn viên thành nhà ở, phá bỏ mái xây thêm tầng cao, cơi nới lấn chiếm tràn lan… và mỗi năm, số biệt thự bị biến mất, biến dạng ngày càng nhiều.

Một kiến trúc sư đã không ngần ngại cho rằng biệt thự cổ giống như đang đứng bên lề của thời cuộc, chịu sự xung đột dữ dội giữa cũ và mới và gần như lạc lõng giữa tốc độ biến đổi, xoay vần của các đô thị lớn.

Những người dân ở các thành phố lớn hiện vẫn đang đau đáu với câu hỏi bảo vệ những di sản này như thế nào để những lát cắt lịch sử vẫn trường tồn và không làm chậm tiến trình phát triển của đô thị. Không biết đến khi nào các cơ quan chức năng mới có câu trả lời rõ ràng, rành mạch về vấn đề này? Bởi có lẽ, không nhiều biệt thự còn đủ kiên trì để chờ đợi qua những mùa họp HĐND TP.

Bài viết liên quan

Bán kho Hà NộiBán căn hộ Tây NinhBán chung cư Hồ Chí MinhBán biệt thự Tiền GiangVăn phòng Cao BằngCho thuê kho Hòa BìnhCho thuê shophouse Hòa BìnhCho thuê biệt thự Đà NẵngCho thuê biệt thự Vĩnh LongCho thuê nhà mặt phố Ninh ThuậnBán shophouse Bình ChánhBán đất Hướng HóaBán kho KonTumBán căn hộ Bù ĐăngBán nhà mặt phố Côn ĐảoPhòng trọ Hoài ĐứcNhà trọ Quế PhongCho thuê kho Thanh BìnhCho thuê nhà mặt phố Nam Trà MyCho thuê nhà mặt phố Tam NôngPhòng trọ Xã Ninh HiệpPhòng trọ Xã Tiên NộiPhòng trọ Xã Bản LangNhà trọ Phường An LạcCho thuê chung cư Xã Sơn LâmBán shophouse Đường Cồn Dầu 12Bán đất Đường Hoàng Đức LươngBán nhà mặt phố Đường Xuân CanhPhòng trọ Đường Phan Thăng LongCho thuê biệt thự Đường Minh Hưng - Đồng NơChung cư Mỹ Phú Apartment PetrolandCho thuê chung cư Bcons Suối TiênCho thuê chung cư Iris TowerCho thuê chung cư BooyoungCho thuê căn hộ Tiến Lộc Hà NamBán nhà Time Hội AnChung cư Nam Phong DragonCho thuê căn hộ Lighthouse EcoriversCho thuê chung cư Midtown One Uông BíCho thuê nhà Gold Beach - Đà Nẵng City