Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Nhà ở tăng giá không phải do đầu cơ

Tối 12/7, trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giải đáp thắc mắc của người dân về bong bóng bất động sản (BĐS), các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ...
bất động sản
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng

- Hiện nay, giá BĐS tại nhiều phân khúc đang tăng tương đối nhanh. Thậm chí, giá của một số dự án gần đạt mức đỉnh điểm năm 2011. Một số ý kiến cho rằng thị trường BĐS đang nóng lên bởi đầu cơ chứ không phải vì nhu cầu thực. Thưa Bộ trưởng, quan điểm của ông về nhận định này như thế nào?

- Nói thị trường BĐS hồi phục, có nhiều giao dịch do đầu cơ là không đúng. Bởi vì, chúng ta đều biết từ năm 2011-2013 là giai đoạn thị trường BĐS đóng băng, lúc đó rất ít hoặc không có hiện tượng đầu cơ.

Thời điểm này, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS được triển khai. Trong đó, một quan điểm mang tính chất như một chìa khoá mở cửa cho thị trường BĐS hồi phục trở lại là gắn phá băng thị trường với triển khai chiến lược nhà ở quốc gia.

Đồng thời, thực hiện những giải pháp để cấu trúc lại thị trường, các sản phẩm, dự án BĐS nhằm đa dạng hoá sản phẩm hướng đến khách hàng, phù hợp với nhiều đối tượng có khả năng thanh toán khác nhau để chuyển từ phân khúc dư thừa sang phân khúc đang thiếu nguồn cung. Vì thế, thị trường đã hồi phục.

- Vậy thưa Bộ trưởng, liệu có nguy cơ bong bóng BĐS tái diễn như cách đây 4, 5 năm với việc giá nhà ở tăng nhanh và hàng loạt ngân hàng đổ vốn mạnh tay vào thị trường BĐS?

Khả năng đầu cơ trở lại là điều không thể tránh khỏi khi giao dịch tăng lên. Vấn đề chủ yếu là chúng ta kiểm soát không để thị trường phát triển quá nóng, tạo ra bong bóng BĐS. Muốn làm được điều đó thì cần cân đối cung cầu, tăng cường kiểm soát sự phát triển của những đô thị.

Theo đó, phải tăng cường kiểm soát những dự án BĐS, tiếp tục cơ cấu các dự án, thị trường và cơ cấu lại những sản phẩm nhà ở phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, không có khu vực thiếu hoặc thừa.

Do đó, cần thực hiện nghiêm Nghị định 11/2013 về việc quản lý đầu tư phát triển đô thị. Trong đó, yêu cầu phải có kế hoạch và theo quy hoạch. Vì thế, các địa phương tập trung xây dựng những khu đô thị, thành lập ra ban quản lý, xây dựng kế hoạch phát triển nhằm cân đối các nguồn lực, cung cầu và dự báo khả năng phát triển nhà ở tại mỗi khu vực. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ kiểm soát và khắc phục tình trạng phát triển tự phát, theo phong trào như thời qua vừa qua, tạo ra sự lệch pha cung - cầu và khó khăn cho thị trường BĐS.

nhà đất
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nhà đất tăng giá không phải do đầu cơ.
Ảnh: Đầu tư chứng khoán

- Đối với các dự án nhà xã hội, tiến độ triển khai hiện đang rất chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa Bộ trưởng?

Tới nay những Nghị định, Thông tư hướng dẫn phát triển phân khúc nhà ở xã hội đang được hoàn thành và trong năm nay, Luật Nhà ở mới đi vào thực hiễn. Nói như vậy để thấy rằng, chính sách pháp luật của chúng ta vẫn còn rất mới. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của nhiều địa phương, chúng ta đã phát triển được 40 nghìn nhà ở xã hội, đáp ứng cho gần 200 nghìn người dân trong những năm vừa qua.

Tuy vậy, việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội vẫn còn chậm. Nguyên nhân là do chính sách mới hoàn thiện, đây lại là chiến lược phát triển dài hạn chứ không phải ngắn hạn, trung hạn. Bên cạnh đó, phát triển nhà ở xã hội cần có rất nhiều tiền, trong khi vốn ngân sách Nhà nước không có để đầu tư xây dựng mà cần phải xã hội hoá. Ngoài ra, một mâu thuẫn nữa là phát triển nhà ở xã hội tại đô thị yêu cầu chất lượng nhà phải tốt nhưng giá phải rẻ để phù hợp với khả năng chi trả của người có thu nhập thấp. Do đó, đầu tư vào phân khúc này không thực sự hấp dẫn những nhà đầu tư, đó cũng là nguyên nhân khiến các dự án nhà ở xã hội chậm thực hiện, triển khai.

- Vậy Bộ Xây dựng đang có các giải pháp như thế nào nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội, thưa Bộ trưởng?

Nước ta phải đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới phát triển nhà ở. Trong đó, cần tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ phát triển nhà xã hội. Thứ hai, cần có sự vào cuộc của những cơ quan Trung ương và nhất là vai trò của các địa phương trong hoạt động lập chương trình làm việc và kế hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội, xem đây là nhiệm vụ chính trị của kế hoạch hằng năm và 5 năm.

Theo đó, các địa phương cần tập trung chuẩn bị đủ quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp BĐS được đầu tư kinh doanh loại hình nhà ở này thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cần tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho cán bộ, công nhân những khu công nghiệp được thuê nhằm cải thiện chỗ ở mà pháp luật đã cho phép. Nếu làm được như vậy, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, những người có nhu cầu sẽ từng bước được tiếp cận và cải thiện nơi ở cho mình.

Bài viết liên quan

Bán shophouse Khánh HòaBán chung cư Sơn LaBán chung cư Hà GiangBán nhà mặt phố Hà NộiNhà trọ Hưng YênCho thuê kho Long AnCho thuê shophouse Cần ThơCho thuê căn hộ Sóc TrăngCho thuê chung cư Hồ Chí MinhCho thuê chung cư Sóc TrăngBán shophouse Cần GiờBán đất Cầu GiấyBán Condotel Võ NhaiBán kho Phú VangBán nhà mặt phố Hòa BìnhCho thuê kho VinhCho thuê căn hộ Thanh HàCho thuê căn hộ Sơn ĐộngCho thuê biệt thự Gia LộcCho thuê nhà mặt phố Phước LongBán shophouse Phường Nhơn ThànhBán kho Xã Thành LộcVăn phòng Phường Thanh Xuân TrungCho thuê kho Phường 11Cho thuê shophouse Xã Na TôngBán đất Đường Bà TỵBán biệt thự Đường 2XA1Nhà trọ Đường DL7Cho thuê chung cư Đường FansipanCho thuê nhà Đường Ngọc Trai 11Bán nhà Gia HòaCho thuê căn hộ KĐT Vịnh An HòaChung cư Aqua Bay Sky ResidencesCho thuê căn hộ Dream TownCho thuê nhà Sao Mai Bến TreBán nhà Happy Beach VillasCho thuê nhà Kỳ Anh Central ParkCho thuê nhà Cam Ranh Mystery VillasCho thuê căn hộ Bình NguyênChung cư KĐT Phúc Hưng Golden