Santiago Calatrava nổi bật với phong cách dùng đường nét két cấu để thể hiện hình ảnh kiến trúc và mỗi hình ảnh này luôn có một ý nghĩa nhất định.
Mỗi thiết kế của ông được tạo hình như một tác phẩm điêu khắc dựa trên những tính toán hợp lý về kết cấu, tận dụng ánh sáng hay sử dụng vật liệu. Ông sử dụng nhiều lợi đường nét và mặt cong trong các công trình của mình. Và các nét này vận động theo một quỹ đạo, tạo nên hiệu ứng động ảo.
Ngoài các công trình nhà ở và hơn 30 cây cầu, ông còn tham gia thiết kế tổ hợp thể thao Olympics tại Athens năm 2004 và phần mở rộng của bảo tàng nghệ thuật Milwaukee, Mỹ.
Sự đan quyện của các không gian chức năng, sự xâm nhập của ánh sáng bên ngoài làm cho không gian nội thất bên trong biến hoá, tạo thành một mảng không gian liên tục, liên thông thị giác trong và ngoài.
Vật liệu xây dựng được ông sử dụng dù là bêtông, kim loại hay kính đều vượt khỏi các giới hạn vật lý vốn có. Các trụ, các dầm bêtông, các mặt cong bêtông đều nhẹ và có cảm giác như thể có thể bay lên khỏi mặt đất. Các thanh thép trong cấu trúc mái dù to hay nhỏ đều chuyển động khi hiện diện trước mắt ta.
Trên thế giới, không có nhiều kiến trúc sư sáng tạo được nhiều hình thức kết cấu mới. Trước đây, các kỹ sư - kiến trúc sư như Edourdo Torroja, Pier Luigi Nervi, Feliz Candela hay kiến trúc sư Eero Saarinen đã tạo ra các hình thức kiến trúc bêtông nhẹ và biểu hiện tự do.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay, các kiến trúc sư lớn như Kenzo Tange, Renzo Piano, Richard Rogers, Norman Foster cũng đã ứng dụng các thành tựu kết cấu công trình để sáng tạo các hình thức kiến trúc mới. Nhưng nhuần nhuyễn và đầy ma thuật như Santiago Calatrava thì chỉ có ông là người duy nhất. Không có kiến trúc sư nào thiết kế nhiều cây cầu nổi tiếng như ông.
Kiến trúc sư, kĩ sư Santiago Calatrava và câu chuyện về nước Mỹ
Có thể nói, điểm khác biệt lớn nhất giữa Calatrava và các kiến trúc sư đương thời là ông còn là một kĩ sư. Ông đã lấy bằng tiến sĩ về xây dựng dân dụng tại Zurich. Hầu hết các kiến trúc sư không phải là kỹ sư, và hầu hết các kỹ sư không tham gia thiết kế tòa nhà. Mặc dù cùng tham gia thực hiện cùng dự án nhưng kiến trúc sư và kỹ sư theo học chuyên ngành khác nhau.
Khi Calatrava tiết lộ thiết kế trung tâm vận chuyển ngầm dưới đất vào tháng 1/2004, các quan chức chính phủ Mỹ coi đây là phiên bản thế kỉ 21 của Grand Central Terminal, ga trung tâm – một trong những công trình nổi bật về quy hoạch phát triển nhưng bị trì hoãn bởi chính trị, mâu thuẫn lợi ích và vấn đề lịch sử. Chi phí của dự án mấy năm sau lên tới 3,2 tỉ đô la (so với mức ban đầu 2 tỉ đô la). Ngày hoàn thành công trình vì thế cũng bị chậm lại, đầu tiên là vài năm và sau đó là nhiều hơn như thế.
Ảnh: Grand Central Terminal, Mỹ
Ảnh: Grand Central Terminal, Mỹ
Khi đó, Calatrava quyết định dừng thực hiện thiết kế đó. Ông cho rằng cứ làm việc một cách mù quáng như thế mà không kiểm soát được ngân sách thì không thể được. Chính quyền New York và New Jersey đã gửi dự án này đi một cách bí mật, không tiết lộ với công chúng về quá trình thiết kế. Và khi Calatrava công bố mô hình xây dựng mới với thiết kế đã được sửa đổi vào ngày 9/5/2009 tại New York.
Nicolai Ouroussoff, nhà phê bình kiến trúc của tờ Times gọi đó là “một cú xoáy tim”.
Nhà phê bình cho biết thêm: “Hàng chục cải tiến nhỏ đã được thực hiện. Thiết kế do anh ấy thực hiện trông rực rỡ hơn bao giờ hết.
Mặc dù vậy, Calatrava vẫn chưa giải quyết được vấn đề then chốt: mâu thuẫn giữa sự hoành tráng về kiến trúc và mục đích sử dụng hạn chế của các thiết kế này. Kết quả là một tượng đài được dựng lên thể hiện sự sáng tạo và năng lực về xây dựng củaCalatrava và chỉ thế mà thôi.
Công trình này kể từ đó đến giờ là minh chứng cho sự bất lực của chúng tôi khi đặt lợi ích cá nhân sang một bên khiến công trình không được thực hiện như ban đầu. Đây thực sự là một trong những bi kịch lớn nhất của người Mỹ."