Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Chính sách hỗ trợ dịch Covid-19 đánh đố doanh nghiệp bất động sản

Chủ đề: BĐS & Covid-19
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) gửi đến Tổ công tác Chính phủ nêu rõ các doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Mang tính “hình thức”

Đối với lĩnh vực tín dụng, VNREA cho rằng doanh nghiệp gặp khó khăn về hồ sơ chứng minh ảnh hưởng của dịch bệnh. Cụ thể, để được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp phải cung cấp hồ sơ, thủ tục để chứng minh ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các thủ tục này thực sự rất phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời khiến việc xác định mức hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng mang tính “định tính” dẫn đến mức hỗ trợ đưa ra dường như chỉ mang tính “hình thức”, khi thực tế các doanh nghiệp chỉ được giảm 0,2 - 0,5% lãi suất chứ không được đến 2-3% lãi suất như các Ngân hàng công bố.

Đối với lĩnh vực thuế, VNREA nhận thấy, doanh nghiệp đang gặp khó khăn về chứng minh bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ. Theo hướng dẫn mới đây của Tổng cục Thuế tại văn bản số 897/TCT-QLN ngày 03/03/2020, trường hợp được gia hạn nộp thuế là “Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ”.

VNREA nhận định thực tế, việc đánh giá thế nào là “ảnh hưởng trực tiếp” không hề đơn giản và có thể có những cách hiểu khác nhau. Đối với việc miễn tiền chậm nộp, Tổng cục Thuế hướng dẫn áp dụng khoản 1 Điều 35 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 như sau “1. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này có quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc trường hợp bất khả kháng khác”.

Để được hưởng việc gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế nêu trên thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC với rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế về việc người nộp thuế bị thiệt hại do thiệt hại, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dẫn đến có nhiều thủ tục hành chính cần phải thực hiện để được hỗ trợ.

Các giải pháp gỡ khó

Để doanh nghiệp tiếp cận được các hỗ trợ của Chính phủ, nhanh chóng phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, VNREA kiến nghị tới các cơ quan liên quan có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Hai người ngồi đối diện nhau tay đưa ra hai cọc tiền lớn minh họa chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản khi có dịch Covid-19.
Doanh nghiệp gặp khó khăn về hồ sơ chứng minh ảnh hưởng của dịch bệnh
nên khó có thể tiếp cận được nguồn hỗ trợ.

Về tín dụng, thứ nhất, cần quy định cụ thể, chi tiết danh mục hồ sơ, thủ tục để các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thực hiện việc xin hỗ trợ lãi suất theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ hai, cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các dư nợ gốc và lãi kéo dài thêm một khoảng thời gian là 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn trả nợ (thay vì quy định cơ cấu lại thời gian trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn vay như Thông tư số 01/2020/TT-NHNN đang quy định).

Cuối cùng là đề nghị hỗ trợ cho vay với lãi suất 0% (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 và giảm 50% lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) đến ngày liền kề sau 12 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.

Về lĩnh vực thuế , do dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng đối với tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì vậy cần áp dụng chính sách gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong thời gian công bố dịch.

Việc xác định thiệt hại của từng doanh nghiệp do dịch bệnh cho các cơ quan như hướng dẫn của Tổng cục Thuế, vừa gây khó cho các cơ quan này, vừa làm gia tăng thủ tục hành chính, tăng chi phí và thời gian của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tính kịp thời của việc áp dụng giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình cấp bách.

Đề nghị công bố danh mục lĩnh vực kinh doanh (mã ngành) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bất động sản du lịch và các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh (có doanh thu trong thời gian trước hoặc trong thời điểm công bố dịch) trong các lĩnh vực đó đều được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp thuế, mà không cần phải có xác định mức độ thiệt hại như quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, đề nghị miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng trong thời gian có dịch; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp và 50% thuế giá trị gia tăng trong thời hạn 01 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho cả quý 3, 4/2020 và quý 1, 2/2021 như đã quy định cho quý 1, 2/2020 trong Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, theo đó thời gian gia hạn là 12 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (thay vì thời gian gia hạn là 5 tháng như quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất).

Cho phép miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021;  Giãn thời gian nộp tiền sử dụng đất trong thời gian có dịch và 12 tháng sau khi hết dịch để đảm bảo doanh nghiệp tập trung nguồn lực phát triển dự án, kế hoạch sản xuất đủ thời gian phục hồi, tuyển dụng nhân sự, người lao động.

Gia hạn nộp thuế đối với các loại thuế: thuế GTGT khâu nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất, thuế Nhập khẩu, thuế Nhà thầu nước ngoài, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Tiêu thụ đặc biệt và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đồng thời, đề nghị điều chỉnh thời hạn gia hạn nộp thuế lên 12 tháng thay vì 5 tháng do ảnh hưởng của đại dịch dự kiến sẽ kéo dài. Cuối cùng là giảm tiền thuê đất năm 2020 và 2021 cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, VNREA đề xuất cho các doanh nghiệp được tạm dừng đóng tất các các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động  và thời gian tạm dừng đến hết tháng 12/2020.

Phương Uyên

>> Gói hỗ trợ tài chính đủ "cứu" thị trường địa ốc qua khó khăn?
>> Bán tháo, cắt lỗ bất động sản: Tại sao lịch sử 2014 sẽ không lặp lại?

Bài viết liên quan

Bán shophouse Hà NộiBán shophouse Cần ThơBán đất Tây NinhBán đất Vĩnh LongBán căn hộ Bà Rịa Vũng TàuBán căn hộ Đắk NôngBán chung cư Hồ Chí MinhBán nhà Long AnBán đất Bạc LiêuCho thuê biệt thự Bạc LiêuBán shophouse Phú LộcBán Condotel Ia GraiBán Condotel Bình SơnBán kho Hai Bà TrưngBán nhà Quận 6Bán biệt thự Kiến ThụyBán đất Bắc Tân UyênVăn phòng Yên BáiCho thuê chung cư Đăk HàCho thuê nhà mặt phố Quan SơnBán căn hộ Xã Nguyễn ÚyBán chung cư Xã Lượng MinhCho thuê shophouse Xã Mỹ Thạnh ĐôngCho thuê nhà Phường Sơn KỳCho thuê biệt thự Xã Hiền GiangBán đất Đường An ThạnhBán đất Đường Thân KhuêBán căn hộ Đường Sen NgoạiNhà trọ Đường An Hải 3Cho thuê căn hộ Đường 140Cho thuê KCN Quế VõCho thuê nhà Dragon City ParkCho thuê mặt bằng Thanh Niên PlazaCho thuê nhà Picenza PlazaCho thuê chung cư Quốc Cường Gia Lai 1Cho thuê căn hộ Thắng Rạch KiếnCho thuê nhà Tân Thành VillageCho thuê nhà The Diamond BayCho thuê nhà New Đà Nẵng CityCho thuê nhà Nam Long Hải Phòng