Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Điều gì xảy ra nếu Hà Nội cải tạo chung cư cũ với cơ chế mới?

Chủ đề: Chung cư cũ
Cơ chế, chính sách cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ được sửa đổi, bổ sung sau nhiều trì trệ, vướng mắc. Tuy nhiên, cơ chế mới sẽ như thế nào, ai sẽ được lợi nếu cơ chế mới được áp dụng?

Chính sách cũ không phù hợp

Quyết định 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 về cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành vào năm 2008 nhưng đã 6 năm trôi qua, việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ vẫn dậm chân tại chỗ.

Khu tập thể Nguyễn Công Trứ - dự án thí điểm cải tạo chung cư cũ toàn khu của Thành phố, trong thời gian qua các sở ngành của Thành phố và công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà số 7 đã cố gắng triển khai dự án cải tạo, xây dựng lại, khắc phục những hư hại, xuống cấp. Mặc dù đã thực hiện việc khảo sát, lập quy hoạch xây dựng toàn khu, đã di chuyển một số hộ dân và khởi công xây dựng công trình nhà N3 nhưng việc triển khai vẫn bị vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách, bố trí vốn triển khai dự án, khả năng cân đối kinh phí...

Lý do được cho là quan trọng nhất mà các chủ đầu tư nêu ra đó là nếu việc cải tạo chung cư cũ được thực hiện theo đúng quy chế của Thành phố cũng như những quy định của Chính phủ thì chủ đầu tư sẽ không có lãi, thậm chí lỗ vốn. Ngược lại, do không có cơ hội quay về nơi cũ sinh sống, hệ số đền bù thấp nên người dân cũng không muốn dời đi.

Trong khi đó, các quy định của Nhà nước đưa ra lại quy định không cho phép xây các nhà chung cư mới cao quá 9 tầng do lo ngại làm gia tăng mật độ dân cư, không thay đổi quy hoạch kiến trúc…

Cùng với trở ngại không cân đối được lợi ích 3 bên: Nhà nước - doanh nghiệp - người dân, nên các khu chung cư cũ kĩ, nguy hiểm vẫn tiếp tục tồn tại  mà không được cải tạo, xây mới.


Do chưa giải quyết được cân bằng lợi ích Nhà nước - người  dân - doanh nghiệp
nên việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội hầu như không thực hiện được trong nhiều
năm qua

Phải hy sinh quy hoạch nếu cơ chế mới được thực hiện

Mới đây, UBND Hà Nội vừa đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng khu vực chung cư cũ cao từ 21-27 tầng để đảm bảo tái định cư tại chỗ nhằm giải quyết những vướng mắc kể trên.

Ngày 26/9, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo lại vừa chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận liên quan tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, thay thế cho Quyết định 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND Thành phố, trình UBND Thành phố trong tháng 10/2014.

Nhưng những động thái này của TP.Hà Nội đang gây nên mối lo ngại về việc làm tăng nguy cơ quá tải về giao thông, trường học, bệnh viện… những vấn đề cốt yếu mà trong những năm gần đây, Thành phố vẫn chưa tìm được lối ra.


Những nguy cơ do việc tăng mật độ dân lên nội đô là điều không thể tránh khỏi
nếu Hà Nội lại tiếp tục chọn giải pháp hy sinh quy hoạch để xã hội hóa
việc cải tạo chung cư

Trong khi đó, cũng không ít ý kiến cho rằng việc cải tạo chung cư cũ cần phải xóa bỏ cơ chế xã hội hóa. Theo đó, cần phải coi việc tái thiết nhà chung cư cũ là trách nhiệm của Nhà nước thay vì đẩy trách nhiệm quá lớn cho doanh nghiệp từ việc lập phương án đền bù, xây dựng, đề án cải tạo chung cư...

Về vấn đề này, một chuyên gia về quy hoạch Hà Nội "hiến kế", Nhà nước, cơ quan quản lý hoàn toàn có cơ chế để doanh nghiệp có lãi, ví dụ như cơ chế đối ứng bù cho doanh nghiệp một dự án khác để kinh doanh…

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, trong khi Thành phố sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để xây tuyến đường sắt trên cao, mở rộng đường, làm cầu vượt để giải quyết bài toán quá tải… thì việc Hà Nội quyết tâm phải xã hội hóa việc cải tạo chung cư cũ, để rồi lại tiếp tục "rót" tiền xây trường học, mở đường... là một điều quá "ngược đời" và cần một sự lí giải rõ ràng.

Việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, theo chỉ đạo của Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Thảo, sẽ được hoàn thiện ngay trong tháng 10 này, dư luận đang chờ đợi nhưng đổi thay của cơ chế này đưa lại...

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán đất Tuyên QuangBán nhà mặt phố Hà NộiBán nhà mặt phố Quảng NgãiBán nhà mặt phố Ninh ThuậnPhòng trọ Yên BáiCho thuê chung cư Bạc LiêuCho thuê nhà Thái BìnhCho thuê biệt thự Hồ Chí MinhCho thuê biệt thự Bắc KạnCho thuê biệt thự Sóc TrăngBán shophouse Quận 10Bán đất Tam ĐảoBán Condotel Bá ThướcBán kho Đức CơBán nhà mặt phố Cái RăngNhà trọ Ba BểVăn phòng Dăk MilCho thuê căn hộ Quốc OaiCho thuê chung cư Cẩm ThủyCho thuê biệt thự Vĩnh YênBán đất Phường Chính GiánBán căn hộ Xã Yên LỗBán biệt thự Phường Ninh PhongVăn phòng Phường Hiệp Bình PhướcVăn phòng Xã Dương XáBán Condotel Đường 54-CLBán kho Đường Phú MinhBán chung cư Đường Ngãi Giao - Hoà BìnhBán nhà Đường Quách Xuân KỳCho thuê căn hộ Đường Hoàng Yến 5Cho thuê chung cư The Prince ResidenceCho thuê căn hộ KĐT Mekong CentreCho thuê chung cư LafontanaChung cư The Island BayCho thuê chung cư Park View ApartmentCho thuê nhà RichHome 2Cho thuê chung cư Marina TowerChung cư KĐT Paris ElysorCăn hộ FLC OlympiaCho thuê nhà Hamilton Garden