Chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/20 19, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đầy thương mại đầu tư trong khu vực các nước châu Á – Thái Bình Dương. Với những cam kết mang tính toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định này sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Khi CPTPP có hiệu lực, ngành vật liệu xây dựng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh tương đối lớn. Ảnh: Internet |
Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Hiệp định CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, hơn 4 tỷ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Với những tiêu chuẩn cao, CPTPP không chỉ mở ra những cơ hội mới về giao thương mà còn tạo thêm động lực để Việt Nam cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Bên cạnh những cơ hội được mong đợi, CPTPP cũng mang tới những thách thức cho các doanh nghiệp ngành thép. Tuy nhiên, những tác động này là rất nhỏ và nếu có ảnh hưởng thì ngành thép xây dựng sẽ chịu tác động mạnh hơn cả. Riêng với mặt hàng tôn mạ, do đây vốn được coi là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua, nên CPTPP sẽ mang đến nhiều cơ hội cho ngành tôn mạ.
Hiện nay, nhu cầu thép trong nước vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tích cực do một số dự án đầu tư công tạm dừng và chưa rõ thời điểm triển khai lại, thị trường bất động sản chưa thực sự sôi động. Nguồn cung về phôi thép, thép xây dựng, tôn mạ lớn hơn cầu dẫn đến cuộc cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, khoảng cách giá nguyên liệu và sản phẩm cũng ngày càng thu hẹp khiến hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất từ thép dài và thép dẹt sẽ bị sụt giảm nhiều trong năm nay.
Trong bối cảnh hội nhập, hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết nhưng xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thép. Xuất khẩu thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do việc áp các mức thuế chống bán phá giá từ các thị trường Mỹ, Canada, EU, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ...
Đặc biệt, khi tham gia CPTPP, một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn do nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ tìm kiếm thị trường tại Việt Nam, tạo nên sự cạnh tranh lớn. Mặt khác, vật liệu xây dựng Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường các nước thành viên khác của CPTPP trong những năm qua chưa nhiều do chúng ta vẫn thiếu những sản phẩm xuất sắc. Chính vì vậy, khi CPTPP có hiệu lực, ngành vật liệu xây dựng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh tương đối lớn.