Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Hiểu đúng về cách tính diện tích xây dựng trước khi xây nhà

Trên thực tế, diện tích xây dựng không phải là tổng diện tích sở hữu. Diện tích xây dựng của một công trình phải tuân thủ theo các quy định về mật độ xây dựng, được tính bằng diện tích sàn mỗi tầng cộng với các diện tích có hao phí xây dựng khác.

Người xây nhà lần đầu thường hay lầm tưởng rằng nếu xây nhà 2 tầng trên mảnh đất diện tích 5m x 10m thì diện tích xây dựng chỉ có 50m2 x 2 tầng = 100m2. Sau khi tìm hiểu đơn giá xây nhà theo m2, nhiều người sẽ nhân đơn giá với diện tích 100m2 để dự trù chi phí xây dựng thì chi phí này lại không chính xác. Trên thực tế, 50m2 chỉ đơn giản là diện tích sàn mỗi tầng. Vậy diện tích xây dựng là gì?

1. Khái niệm diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là diện tích có hao phí xây dựng được đề cập trong giấy phép xây dựng hoặc không được đề cập trong giấy phép xây dựng. Diện tích xây dựng không phải là tổng diện tích sở hữu. Diện tích xây dựng của một công trình sẽ phải tuân thủ theo các quy định về mật độ xây dựng, được tính bằng diện tích sàn mỗi tầng cộng với các diện tích khác có hao phí xây dựng như móng, mái, sân, thông tầng, ban công, seno, tầng hầm,... nếu có.

Giấy phép xây dựng
Diện tích sàn được quy định trong giấy phép xây dựng.

Ngoài diện tích xây dựng, ta thường gặp một số khái niệm về diện tích khác như:

  • Diện tích sàn xây dựng

Diện tích sàn xây dựng được lý giải là tổng diện tích sàn xây dựng (kể cả ban công) của tất cả các tầng. Diện tích sàn xây dựng thường được dùng để xác định giá xây dựng (dự toán xây dựng) của công trình.

  • Diện tích thông thủy

Thông thủy là cách tính diện tích căn hộ đo theo những nơi nước có thể lan tỏa. Diện tích thông thủy thường được hiểu là kích thước lọt lòng. Ở nước ngoài, diện tích này còn được gọi với cái tên khác là diện tích trải thảm, nghĩa là ở đâu có thể trải được thảm thì ở đó sẽ được đo để tính.

  • Diện tích tim tường

Diện tích tim tường thường được sử dụng để xác định diện tích căn hộ chung cư, bao gồm cả tường phân chia các căn hộ, tường bao chung cư, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật. Đối với loại hình nhà ở này, diện tích tim tường chính là diện tích xây dựng.

2. Cách tính tổng diện tích xây dựng

Bảng khái toán xây dựng
Bảng giá khái toán được tính trên diện tích xây dựng.

Tổng diện tích xây dựng được tính theo m2 để xác định chi phí thiết kế, chi phí xây thô và hoàn thiện trọn gói của ngôi nhà.
Từng nhà thầu sẽ có cách tính tổng diện tích xây dựng theo hệ số khác nhau. Dưới đây là cách tính cơ bản thông dụng nhất để bạn đọc Muonnha.com.vn cùng tham khảo:

  • Phần móng

Móng cọc: tính 30% diện tích.
Móng băng: tính 50% diện tích.
Móng đơn: tính 20% diện tích.
Móng bè: tính 100% diện tích.

>> Những loại móng cơ bản nhất định phải biết trước khi xây nhà

  • Phần nhà

Phân nhà được hiểu là phần diện tích có mái che bên trên. Phần này được tính 100% diện tích như diện tích sàn mỗi tầng: trệt, lầu, sàn sân thượng.

  • Ô trống trong nhà

Thông tầng dưới 8m2: tính 100% diện tích.
Thông tầng trên 8m2: tính 50% diện tích.

>> Những lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế khoảng thông tầng cho nhà phố

  • Phần sân

Sân dưới 15m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch: tính 100% diện tích.
Sân dưới 30m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch: tính 70% diện tích.
Sân trên 30m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch: tính 50% diện tích.

  • Phần mái

Mái tôn: tính 30% diện tích.
Mái bê tông cốt thép: tính 50% diện tích.
Mái ngói vì kèo sắt: tính 70% diện tích.
Mái bê tông dán ngói: tính 100% diện tích.

Lưu ý : Diện tích trong báo giá khái toán chỉ là dự kiến, số liệu m2 thực tế sẽ lấy dựa trên hồ sơ thiêt kế thi công và giấy phép xây dựng.

Tư vấn thông tin và hình ảnh: Kiến trúc Xây dựng Song Phát
Biên tập: Hương Liên

>> Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà ống chuẩn xác nhất
>> Cách xây nhà tiết kiệm chi phí nhất: 5 kinh nghiệm không phải ai cũng biết
>> Tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2020/08/15/hieu-dung-ve-cach-tinh-dien-tich-xay-dung-truoc-khi-xay-nha

Bài viết liên quan

Nhà di động - mô hình nhà ở độc đáo có thể bạn chưa biết

Thời gia qua, mô hình nhà di động đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ giới đầu tư. Tuy nhiên, không giống như ở nước ngoài, nhà di động có đôi chút khác biệt khi du nhập vào Việt Nam. Vậy nhà di động là gì, đặc điểm kiến trúc ra sao? Muonnha.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm để có hướng đầu tư tốt nhất vào loại hình bất động sản này.

Nhà di động - mô hình nhà ở độc đáo có thể bạn chưa biết

Nhà gác lửng - điểm nhấn ấn tượng cho không gian kiến trúc

Nhà gác lửng là mô hình nhà ở khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, không nhiều gia chủ, thậm chí cả kiến trúc sư có thể nắm được các nguyên tắc thiết kế đối với mô hình này. Vì vậy, bài viết dưới đây của Muonnha.com.vn sẽ chia sẻ một số thông tin giúp bạn nắm được nhà gác lửng là gì, các đặc điểm kiến trúc, và gợi ý một số mẫu nhà gác lửng cấp 4 đẹp, hợp xu thế.

Nhà gác lửng - điểm nhấn ấn tượng cho không gian kiến trúc
Bán đất Đắk LắkBán đất Vĩnh PhúcBán đất Đắk NôngBán Condotel Quảng NgãiBán nhà Hà NộiBán nhà mặt phố Hồ Chí MinhBán nhà mặt phố Sơn LaVăn phòng Phú YênCho thuê kho Bắc KạnCho thuê shophouse Kon TumBán shophouse Mang ThítBán kho Kim BảngPhòng trọ Thới LaiPhòng trọ Sa PaNhà trọ Thường TínCho thuê shophouse Gio LinhCho thuê shophouse Bắc KạnCho thuê căn hộ Thủy NguyênCho thuê biệt thự Krông BôngCho thuê biệt thự Cần GiờBán Condotel Phường Long BìnhBán kho Thị trấn Phúc ThọNhà trọ Xã Sông LũyNhà trọ Xã Hóa HợpCho thuê biệt thự Xã Thanh MỹBán đất Đường Huyện lộ 89Bán nhà mặt phố Đường DX 098Cho thuê căn hộ Đường Nguyễn Văn KhốiCho thuê chung cư Đường Nam ĐồngCho thuê biệt thự Đường Dốc DiệmCho thuê nhà KĐT Cảng Ngọc ChâuChung cư Phúc An Asuka Châu ĐốcCho thuê chung cư Century CityChung cư Mỹ Khánh 3Cho thuê căn hộ Mai Trai Nghĩa PhủCho thuê mặt bằng Dragon Vĩnh TrungChung cư Khu đô thị Quảng HồngCho thuê Hợp ThịnhCho thuê chung cư Khu đô thị mới Hoàng GiaCho thuê căn hộ Landmark Tower Đà Nẵng