Vintage ban đầu được dùng cho rượu hoặc dầu, sau đó người ta nâng lên để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm. Sau này, Vintage được mặc định như một từ có nghĩa "cổ - cũ", là một khái niệm thường thấy trong thời trang nói đến sự cổ điển kiểu mẫu. Không quá xa hoa nhưng vẫn sang trọng, kiểu cách nhưng lại không sa đà vào hào nhoáng, Vintage hiện hữu trong bất kể lĩnh vực nào cũng khiến người ta mê mẩn.
Cùng với Vintage, Retro cũng là một trào lưu hoài cổ, mặc lại các trang phục theo xu hướng thời trang những thập niên trước. Trào lưu này là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế nổi tiếng. Cả Retro và Vintage đều là sự tái hiện quá khứ một cách đẹp đẽ và cách tân, nó giống như một kiểu chịu chơi theo lối hoài cổ. Khi hai trào lưu này trở thành xu hướng thiết kế nội thất, một không gian cổ điển mới được mở ra đầy mê hoặc, và những người hoài cổ chẳng phải đi đâu xa để được chìm đắm trong những kỷ niệm của mình.
Ngày nay, hình ảnh của căn bếp đậm chất Retro không còn là xu hướng phổ biến nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng mang phong cách Retro vào trong căn bếp của mình.
Phong cách bếp Armstrong 1930.
Phong cách bếp Retro 1930 với đồ dùng nhà bếp làm từ chất liệu crôm điển hình.
Năm 1935, căn bếp Retro biến tấu với sàn nhà họa tiết hình học.
Thập niên 30, căn bếp chính là trung tâm của ngôi nhà, tập trung mọi sinh hoạt của gia đình, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. |
Căn bếp điển hình tại Mỹ vào thập niên 40, đặc biệt "bùng nổ" năm 1946.
Sang tới những năm 50 của thế kỷ trước, căn bếp Retro vẫn giữ nguyên nét đặc trưng riêng về màu sắc, họa tiết trang trí trên tường và sàn nhà.