Muôn Nhà - Kênh thông tin mua bán, cho thuê Nhà đất, bất động sản

Tìm nhanh. VD: Vinhomes Central Park

Phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội vẫn thiếu cơ chế, thiếu vốn

Chủ đề: Nhà ở xã hội
Hiện nay, Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc giải quyết khó khăn về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, sinh viên và học sinh nhưng vẫn đang có không ít những dự án phải tạm dừng.

Ban Dân nguyện của Quốc hội với UBND TP.Hà Nội và các sở, ngành, ngày 29/8 đã có buổi làm việc để đưa ra những nguyên nhân cũng như tìm giải pháp góp phần tháo gỡ.

nhà ở xã hội
Nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn, tuy nhiên việc phát triển loại hình này hiện vẫn đang có nhiều vướng mắc.


Chưa đủ sức hút đối với nhà đầu tư nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên cơ sở thăm dò nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh, sinh viên, thành phố đã xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030. Chương trình đáp ứng cùng lúc 3 mục tiêu: tăng mỹ quan đô thị, đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp; góp phần đẩy mạnh công tác bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Song bất cập là mặc dù chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội đã có nhưng chưa thể áp dụng vì nhiều vướng mắc, đồng thời cơ chế ưu đãi chưa đủ sức hút chủ đầu tư.

Hà Nội hiện có 66 dự án xây dựng nhà ở xã hội đã và đang triển khai với 5.016.977m2 sàn xây mới. Trong đó, có 44 dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, tương đương 37.800 căn hộ; 10 dự án xây dựng nhà ở sinh viên với 362.775m2 sàn xây dựng, đáp ứng cho 39.114 sinh viên; 12 dự án nhà ở công nhân. Nhưng có không ít công trình phải dừng tiến độ. Ngược lại, một số dự án nhà ở công nhân quy mô lớn đã hoàn thành một phần nhưng chưa có nhiều công nhân thuê ở. Đơn cử, dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có 1/10 tòa nhà đã hoàn thành và tỷ lệ lấp đầy mới đạt 85% công suất, dự án nhà ở tại Kim Chung (huyện Đông Anh) hiện có 6 tòa với 2.700 chỗ trống do công nhân trả lại không thuê tiếp. Đáng chú ý, các chỉ tiêu phát triển nhà ở công nhân và học sinh, sinh viên đến năm 2015 theo Chương trình phát triển nhà ở của thành phố có khả năng không đạt yêu cầu đề ra do doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó vốn ngân sách và khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập thấp rất hạn chế.

Đại diện Sở Xây dựng cũng cho rằng, việc giải ngân gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ còn chậm, thời hạn giải ngân ngắn, số doanh nghiệp, cá nhân vay chưa nhiều, tổng số vốn cam kết và hạn mức thực tế giải ngân cho vay còn thấp. Ngoài ra, theo Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và Ban Quản lý các cụm, điểm công nghiệp thuộc Sở Công thương, kinh tế nói chung, sản xuất công nghiệp nói riêng, đặc biệt là thị trường bất động sản phục hồi chậm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển quỹ nhà. Chưa hết, do Bộ Xây dựng chưa hướng dẫn tiêu chí cụ thể để xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu nhà ở công nhân trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên việc thực hiện càng khó khăn.

phát triển nhà ở xã hội
Nhiều người hiện chưa mặn mà với nhà ở xã hội.


Giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Hà Nội quyết tâm hoàn thành các dự án liên quan hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong hai năm 2014-2015. Về xây dựng nhà ở cho sinh viên, trước mắt thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu Mỹ Đình 2 và Pháp Vân - Tứ Hiệp vì hai dự án này về cơ bản đã hoàn thành. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, TP.Hà Nội có thể sẽ phát hành trái phiếu Thủ đô. Hà Nội cũng đã rà soát các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân, đồng thời yêu cầu các ngành làm việc cụ thể với các khu công nghiệp để nắm bắt nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, thành phố đặc biệt lưu ý triển khai các hạng mục hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của công nhân tại các khu nhà ở. Bởi lẽ, hạ tầng còn thiếu cộng với công tác quản lý, vận hành có vấn đề là lý do khiến nhiều người không mặn mà ở trong các khu nhà này. Những bất cập này cần xử lý dứt điểm.

Một vấn đề cũng cần lưu ý để khơi thông thị trường nhà ở xã hội hiện nay là xét về chỉ số giá nhà ở so với thu nhập của người thu nhập thấp ở Việt Nam còn rất cao. Nhưng khâu "tiếp nhiên liệu" cho doanh nghiệp, người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở trên địa bàn còn chậm, chưa thực sự hiệu quả. Theo phản ánh của doanh nghiệp và người dân, nguyên nhân chủ yếu là khó đáp ứng điều kiện thế chấp khi vay. Vì vậy, UBND TP.Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng đơn giản hóa thủ tục cho vay; cho phép các đối tượng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội trước ngày 7/1/2013 được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Đồng thời, sửa đổi Luật Nhà ở bắt đầu từ việc bổ sung chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển quỹ nhà ở xã hội. Ngoài ra, cần hình thành các quỹ tài chính, tín dụng, quỹ tiết kiệm nhà ở giúp người thu nhập thấp có nhiều kênh có thể vay để thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội.

Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Hà Công Long khẳng định, những đề xuất nêu trên sẽ được ghi nhận, tổng hợp để xem xét giải quyết, góp phần đẩy nhanh tiến độ mở rộng mô hình nhà ở xã hội không chỉ ở Thủ đô mà còn ở các địa phương khác.

Trong 10 dự án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên triển khai trên địa bàn thành phố, có 5 dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng với 234.439m2 sàn, đáp ứng cho 23.418 học sinh, sinh viên. Trong đó, dự án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp đã hoàn thành 3/5 khối nhà với 108.307m2 sàn xây dựng mới, đáp ứng cho 10.880 học sinh, sinh viên; 2 khối còn lại hiện đã xây xong phần thô nhưng đang tạm dừng do thiếu vốn.

Bài viết liên quan

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau

Mặc dù đã qua nhiều lần bàn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu, chỉnh sửa theo hướng mở rộng đối tượng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, song “mở” đến đâu, “ thắt” thế nào vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi xung quanh dự án luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở.

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không nên “mở” trước, “thắt” sau
Bán căn hộ Hồ Chí MinhBán biệt thự Ninh ThuậnBán đất Hà TĩnhVăn phòng Hải PhòngVăn phòng Nam ĐịnhCho thuê chung cư Đà NẵngCho thuê chung cư Quảng NinhCho thuê nhà Quảng TrịCho thuê biệt thự An GiangCho thuê nhà mặt phố Hà NộiBán shophouse Ninh HảiBán căn hộ Cần GiờBán căn hộ Yên BìnhBán chung cư Hàm Thuận BắcBán chung cư Sông CầuPhòng trọ An DươngPhòng trọ Chương MỹCho thuê kho Khoái ChâuCho thuê căn hộ U minh ThượngCho thuê căn hộ Điện BiênBán đất Xã Sủng TrángBán Condotel Phường Mỏ ChèBán kho Xã Phú MinhBán căn hộ Xã Hoằng HàPhòng trọ Phường Phú HữuBán Condotel Đường ĐT 246Bán kho Đường 649Bán căn hộ Đường Thanh Lương 25Phòng trọ Đường Tỉnh lộ 840Cho thuê kho Đường Cây XoàiChung cư ICON 56Cho thuê chung cư Phoenix TowerCăn hộ 229 Phố VọngCăn hộ Hồ Tràm ComplexChung cư KĐT Nguyễn HuệChung cư Mega CityBán nhà Ngân Câu Ngân GiangBán nhà Vinhomes Golden Avenue Móng CáiCho thuê nhà Burano StationCăn hộ Sun Garden KonTum